Những dấu hiệu thay đổi đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn - thành phố chịu
ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi sự có mặt của thực dân Pháp. Một tỷ lệ lớn
người châu Âu ở Đông Dương đã đến định cư ở đây vì Nam Kỳ là thuộc
địa, trực thuộc chính quyền Pháp và vì cơ hội thu lợi nhuận từ các đồn điền
cao su, chè và cà phê được dựng nên các khu vực phụ cận. Ở Sài Gòn, có
nhiều công nhân nhà máy hơn bất cứ vùng nào ở Việt Nam. Tại Sài Gòn,
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, người bản xứ và người nước
ngoài rõ ràng nhất. Ngay cả người Việt Nam giàu có nhất cũng có lý do bất
bình về việc người nước ngoài thâu tóm toàn bộ nền kinh tế. Các thương
nhân Hoa Kiều quản lý các nhà máy sản xuất gạo, các ngân hàng và các
tiệm cầm đồ, trong khi người châu Âu sở hữu hầu hết các nhà máy lớn và
chi phối xuất nhập khẩu. Nhà nông học giàu có Bùi Quang Chiêu - Nguyễn
Ái Quốc gặp trước khi đi sang châu Âu - đã đi đầu trong việc thổi bùng lên
thái độ bất bình này. Là một chủ đất nhưng sống ở Sài Gòn, ông Chiêu
cũng tham gia nhiều hoạt động kinh doanh và sáng lập ra tạp chí “Diễn đàn
người bản xứ” đại diện cho lợi ích của thương gia địa phương. Vài năm
sau, ông cùng với người quen thành lập Đảng Lập Hiến Đông Dương -
đảng chính trị chính thức đầu tiên ở Đông Dương thuộc Pháp. Bùi Quang
Chiêu và các cộng sự của mình hy vọng ép người Pháp dành cho người
Việt Nam một vị trí cao hơn trong tiến trình chính trị và một mục tiêu nữa
là giảm sự chi phối của các thương nhân Trung Hoa đối với nền kinh tế ở
Nam Kỳ.
Cũng như ở nhiều xã hội khác ở Đông Nam Á, các thương gia Trung
Hoa từ lâu đã là lực lượng chi phối các nền kinh tế đô thị ở Việt Nam, Lào
và Campuchia. Con cháu của những người nhập cư trong các thế kỷ trước
đến nơi này từ các vùng duyên hải ở nam Trung Hoa thường được đám
chúa đất địa phương khuyến khích tham gia sản xuất và thương mại trong
khi dân bản xứ không được đối xử như vậy. Thường thì họ sống trong các
khu nhà ổ chuột ở đô thị và tiếp tục duy trì văn hoá Trung Hoa, trong đó có
đạo Khổng và tiếng Trung. Khi Bùi Quang Chiêu và các cộng sự của ông
chú trọng đến việc giảm ảnh hưởng của Hoa Kiều hơn là các nhà cầm