HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 174

xếp hàng trên các đường phố để nhìn quan tài của ông đưa từ Sài Gòn tới
khu nghĩa trang ở gần sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyễn Ái Quốc không tán
thành tuần hành đông đảo như vậy, với lý do, nó làm phân tán sự chú ý của
công chúng những vấn đề quan trọng hơn. Theo một báo cáo của sở mật
thám, khi nghe báo cáo về biểu tình xung quanh đám tang của Phan Chu
Trinh, Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét, có thể chúng đã được báo chí Pháp
thổi phồng lên để làm bẽ mặt Toàn quyền Varenne, người tìm cách làm cho
chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương trở nên nhân đạo hơn.

Qua các nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc, các cộng sự gần gũi ở trong Cộng

sản Đông Dương Đoàn đã dần dần được tiếp thụ các ý tưởng của chủ nghĩa
Marx - Lenin. Đồng thời, dòng người Việt Nam yêu nước liên tục được
tuyển mộ và đưa sang Quảng Châu, nơi họ được đào tạo và giáo dục tại
trường đào tạo có cái tên rất ấn tượng là Viện Chính trị Đặc biệt Cách mạng
Việt Nam
. Viện này lúc đầu đặt ở phố Dân Sinh. Khi trở nên quá chật chội,
trường được chuyển sang một toà nhà ba tầng lớn hơn của những chủ nhân
có thiện cảm với cộng sản ở phố Văn Minh, qua trường Đại học Quảng
Châu, (bây giờ là bảo tàng Lỗ Tấn), gần với đại bản doanh của Đảng cộng
sản Trung Quốc. Trường xây theo kiểu Trung Hoa, tầng trệt làm cửa hàng.
Các lớp học được tổ chức ở tầng hai trong một phòng học lớn có số ghế,
một chiếc bàn và có ảnh của các bậc tiền bối cộng sản treo trên tường. Sau
lớp học là một văn phòng nhỏ, có chiếc giường dành cho Nguyễn Ái Quốc.
Tầng ba là chỗ ngủ cho học viên. Có một cửa ẩn dẫn ra lối đi bí mật trong
trường hợp bị cảnh sát tấn công. Bếp nằm ở mảnh vườn phía sau khu nhà.

Hầu hết các giáo viên Việt Nam ở trường như Hồ Tùng Mậu hay bản

thân Nguyễn Ái Quốc đều là thành viên của Hội Việt Nam Thanh niên
Cách mạng, nhưng đôi khi cũng có những giảng viên được mời từ Đảng
cộng sản Liên Xô như Vasily Bliicher (Galen), P. A. Pavlov, M. V.
Kuibyshev và V. M. Primakov, hoặc từ phía Đảng cộng sản Trung Quốc,
các nhà lãnh đạo tương lai như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Lý Phú Xuân
cũng như nhà tổ chức nông thôn Bành Bái. Một phần ba chi phí của lớp học
là do Đảng cộng sản Trung Quốc chịu, phần còn lại được tài trợ từ các tổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.