hoặc ngưỡng mộ tinh thần người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nhận
thấy nhiều người thường đến đền chùa địa phương cúng bái để chữa khỏi
bệnh, Quốc giới thiệu về y học hiện đại, mời bác sĩ tới thăm vùng này. Tuy
vậy, ông không hối tiếc việc lợi dụng tín ngưỡng vào mục đích của chính
ông, viết những vần thơ cho một bài hát ca ngợi Trần Hưng Đạo:
Cúi đầu lễ tạ thần linh
Trước Diên Hồng Điện chứng minh lòng thành
Chúng con dân Việt đồng thanh
Một lòng vì nước vì dân diệt thù
Xương tan thịt nát mặc dù
Quyết tâm đánh giặc đuổi thù khôn nguôi
Non sông gấm vóc đất trời
Việt Nam mãi mãi của người Việt Nam.
Nhà cầm quyền Pháp vẫn không tìm được tung tích Nguyễn Ái Quốc
suốt hai năm kể từ khi ông rời Quảng Châu vào tháng 5-1927. Tuy nhiên,
có tin đồn ông đang ở Moscow, như vậy mật thám chỉ biết ông đã từng ở
Paris một thời gian ngắn cuối năm 1927. Nhưng họ mất dấu vết ngay sau
khi ông rời Brussels vào tháng 12-1927. Trong khoảng thời gian 1928 và
1929, họ nghe tin đồn có một người lạ mặt đang lang thang qua những làng
Việt Kiều ở miền đông nước Xiêm và nghi ngờ đó là Nguyễn Ái Quốc.
Quốc phải rất thận trọng trong hoạt động, vì cả người Pháp lẫn triều đình ở
Huế đều đang truy lùng. Ngày 10- 10-1929, phiên toà ở Vinh kết án tử hình
vắng mặt ông với tội danh xúi giục nổi loạn ở Trung Kỳ. Trong hồi ký,
Quốc viết, người Pháp biết ông đang ở Xiêm, nhưng không biết chính xác
chỗ nào vì thế họ cử cảnh sát dò tìm. Có lần bị truy đuổi gắt gao, ông phải
trốn trong ngôi chùa, cạo trọc đầu để cải trang.
Trong khi Nguyễn Ái Quốc trên đường đến Xiêm, các cộng sự của ông ở
nam Trung Hoa cố gắng duy trì hoạt động của Hội Thanh niên Cách mạng.
Đa số thành viên của tổ chức này đã bị bắt, nhưng được thả ngay sau đó và
cố gắng trở lại hoạt động ở Quảng Châu dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Sơn