những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”.
Lúc đó là cuối mùa hè năm 1945, ngay sau khi đế quốc Nhật đầu hàng
trên toàn châu Á. Địa điểm là Hà Nội, một thời là cố đô của Việt Nam, giờ
đây là thành phố thuộc địa im lìm nằm giữa đồng bằng sông Hồng thường
gọi là Đông Dương thuộc Pháp. Suốt hai thập niên, Nguyễn Ái Quốc đã tận
tuỵ hết lòng khơi dậy lòng căm thù còn e ngại trong đồng bào của mình và
những công chức thực dân Pháp cai trị họ. Giờ đây dưới một cái tên mới,
ông giới thiệu mình với nhân dân Việt Nam với tư cách là Chủ tịch đầu tiên
của một đất nước mới.
Lúc đó cái tên Hồ Chí Minh không được ai biết đến trừ một số ít đồng
bào yêu nước của ông. Chẳng mấy ai trong số những người nghe Tuyên
ngôn Độc lập hay những người trên khắp đất nước biết, trước đây của ông
là đặc vụ của Quốc tế Cộng sản III (một tổ chức cách mạng còn được gọi là
Quốc tế III do Lenin, người lãnh đạo Bolsevich sáng lập hai mươi sáu năm
về trước), và là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Giờ
đây ông miêu tả mình là “một người yêu nước đã phụng sự đất nước từ
lâu”. Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, nhân dân Việt Nam và thế giới đã
có đánh giá đúng về ông.
Động lực khởi đầu cho hành trình lâu dài của ông tới Quảng trường Ba
Đình đã bắt đầu từ cuối mùa hè năm 1858 khi một đội tàu chiến Pháp, với
sự tham gia của một số tàu chiến của Tây Ban Nha, bất ngờ tấn công thành
phố Đà Nẵng, một cảng biển thương mại cỡ trung bình thuộc duyên hải
miền trung Việt Nam. Cuộc tấn công này không hoàn toàn bất ngờ. Trong
nhiều thập niên, con mắt thèm thuồng của Pháp luôn hướng vào Việt Nam:
Những nhà truyền giáo với con mắt dõi theo những linh hồn để cứu rỗi,
những lái buôn đi khắp địa cầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cũng như
tuyến đường sông tới Trung Hoa giàu có, những nhà chính trị tin rằng chỉ
thiết lập các thuộc địa ở châu Á mới có thể đảm bảo được sự sống còn của
Pháp như là một cường quốc. Đến giữa thế kỷ XIX, chính phủ Pháp tìm
cách thiết lập sự có mặt tại Việt Nam qua đường ngoại giao và thậm chí đã