Vladivostok. Vì cảnh sát Pháp đang canh gác bến tàu rất chặt chẽ, Quốc lên
tầu ăn vận như một thương gia Trung Quốc giàu sang.
Từ Vladivostok đi tàu hoả qua vùng băng giá Siberia, Nguyễn Ái Quốc
đến Moscow vào mùa xuân 1934. Kế hoạch năm năm phát triển kinh tế Xô
viết được thông qua tại Đại hội Đảng năm 1928, cũng như chương trình tập
thể hoá và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đang tiến hành khắp đất nước.
Đối với khách vãng lai và những người chỉ quanh quẩn ở Moscow,
Leningrad hoặc những thành phố lớn khác, tình hình tỏ ra có nhiều sự tiến
bộ hơn so với thập niên trước. Những nhà báo tới thăm Liên Xô viết nhiều
báo cáo sinh động, lạc quan. Kịch tác gia George Bernard Shaw miêu tả nó
là một “thử nghiệm lớn của xã hội” sau chuyến thăm Liên Xô giữa thập
niên 1930. Nguyễn Ái Quốc có vẻ đồng ý, theo hồi tưởng của ông, dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa, Liên Xô đang chuyển mình từ một xã hội nông
nghiệp lạc hậu sang một cường quốc công nghiệp tiến bộ.
Tuy nhiên, đối với hàng triệu nhân dân Liên Xô, thực tế lại khác xa. Khi
quyết định tập thể hoá nông nghiệp, đầu thập niên 1930 Stalin ra lệnh xóa
bỏ nền kinh tế nông nghiệp tư nhân. Phú nông, người Nga gọi là “kulaks” -
hoặc “fists”, do bản chất tham lam keo kiệt của họ - đã bị “xóa bỏ như xóa
bỏ một giai cấp”. Những người chống lại tập thể hoá sẽ bị giết hoặc đày đi
Siberia. Hàng ngàn người buộc phải làm việc như nô lệ để thực hiện những
dự án xây dựng đại trà như đào kênh Karelian, nối vịnh Phần Lan với Bạch
Hải và sau đó hoàn thành tàu thuỷ chạy vào năm 1933. Dù có nhiều hàng
hoá xếp trên các kệ trong cửa hàng mậu dịch quốc doanh ở thành thị, chính
quyền vẫn trưng thu ngũ cốc của nông dân để nuôi dân thành phố hoặc xuất
khẩu mua máy móc. Do đó, khủng hoảng ở nông thôn phát sinh. Nạn đói
bắt đầu ở Ukraine năm 1932. Sau hai năm, có từ 5 đến 7 triệu người chết
đói.
Giữa thập niên 1930, sự chống đối những nỗ lực tàn bạo của Stalin biến
nước Nga thành một cường quốc kinh tế xã hội chủ nghĩa đã lan rộng mạnh
mẽ trong Đảng cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội XVII Đảng cộng sản Liên
Xô năm 1934, cuộc vận động thay thế Stalin bằng Sergey Kirov, bí thư