“cách xa những tranh chấp và những vụ thanh trừng xé nát Đảng cộng sản
Liên Xô và Quốc tế Cộng sản”. Những người viết tiểu sử khác trước đây
cũng đồng tình với nhận xét này.
Tuy nhiên, mới đây người ta đưa ra những báo cáo, trong thời kỳ này
Nguyễn Ái Quốc cũng bị nghi ngờ, thậm chí có thể bị lôi ra xét xử. Nguồn
tin riêng ở Moscow cho biết, giữa thập niên 1930 khi sống ở Liên Xô, ông
đã bị điều tra do ban chuyên án gồm toàn những người quen cũ và người đỡ
đầu, Dmitri Manuilsky, Khang Sinh - chính khách xảo quyệt của Đảng
cộng sản Trung Quốc - và Vera Vasilieva - người phụ trách Quốc tế Cộng
sản. Không rõ có bị buộc tội hay không, mặc dù ai cũng biết ông có những
ý kiến đi ngược đường lối chung đã được thông qua tại Đại hội VI Cộng
sản Quốc tế năm 1928. Chính điều này có lẽ khiến ông bị Stalin nghi ngờ.
Việc ông là một đồng sự gần gũi Mikhail Borodin - nạn nhân của những vụ
án thanh trừng - có thể ảnh hưởng tới ông. Hơn nữa, việc ông bất ngờ được
thả khỏi nhà tù ở Hong Kong tháng 12-1932 gây khuấy động sự nghi ngờ ở
Moscow, nghi ông đã có thoả thuận ngầm với cảnh sát Anh để đổi lấy tự
do.
Có thể do sự ủng hộ của Manuilsky và Vasilieva, ông thoát khỏi sự cáo
buộc. Vasilieva, người nhiều năm công tác liên lạc giữa sinh viên Việt Nam
ở Moscow với Cộng sản Quốc tế, bảo vệ ông, lập luận, nếu có mắc sai lầm
chẳng qua chỉ vì ông thiếu kinh nghiệm. Điều này giải thích được những
phê phán khó hiểu của bà, trong một thư không đề ngày gửi giới lãnh đạo
Đảng cộng sản Đông Dương ở nam Trung Hoa trong khi Quốc còn ở
Moscow, bà viết “Những vấn đề Quốc bị dính líu, chúng tôi cảm thấy trong
hai năm tới ông phải tự học tập và tu dưỡng một cách nghiêm túc, không
nên giao cho làm bất cứ việc gì. Sau khi ông học xong, chúng tôi có kế
hoạch riêng sử dụng ông ta”.
Trong lúc Nguyễn Ái Quốc ở Moscow, những đồng chí của ông chưa bị
bắt đang cố gắng khôi phục cơ sở Đảng ở Đông Dương. Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một thành
viên vào tháng 4-1931, cùng tháng với vị lãnh đạo cao cấp Trần Phú bị