Phục Hội, một tổ chức thân Nhật mới được hình thành dưới sự lãnh đạo Kỳ
Ngoại Hầu Cường Để lưu vong đang sống ở Tokyo, đồng sự cũ của Phan
Bội Châu.
Cuộc tấn công của Nhật Bản ở biên giới khiến những đảng viên Đảng
cộng sản Đông Dương sống trong vùng cảnh giác. Trong thập niên 1930,
Đảng đã thận trọng xây dựng một cơ sở nhỏ được sự ủng hộ của nhân dân
vùng núi quanh Lạng Sơn. Phần đông nhân dân trong vùng thuộc sắc tộc
thiểu số Tày, Nùng và Thổ. Đa số làm nông nghiệp qua nhiều thế kỷ và ít
quan hệ với người Việt ở đồng bằng, hoặc với chính quyền thực dân Pháp
tại những thị xã và thành phố lớn. Các chi bộ đảng đầu tiên được thành lập
gần thị trấn Cao Bằng vào mùa xuân 1930, trong những năm sau một số ít
cán bộ dân tộc ít người được đưa vào những vị trí quan trọng của Đảng
cộng sản Đông Dương. Tại hội nghị Macao tháng 3-1935, Hoàng Đình
Giong, dân tộc Tày, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Hoàng
Văn Thụ, dân tộc Thổ, người ra lệnh Võ Nguyên Giáp tới Trung Hoa, vài
năm sau cũng trúng cử ban chấp hành. Những cố gắng trong công tác tổ
chức tạo thuận lợi do cương lĩnh chính trị của Đảng, theo đường lối
Leninist - hứa đem lại quyền tự quyết vận mệnh cho tất cả dân tộc thiểu số
trong cuộc cách mạng Việt Nam tương lai. Trong khi đưa ra những lời
cường điệu họ tin tưởng đã chuyển khối quần chúng sang thân cộng sản,
Đảng có một cơ sở vững mạnh nằm trong những người thiện cảm trong
vùng.
Mùa thu năm 1940, những cố gắng đó bắt đầu đem lại kết quả. Ngày 27
tháng 9, khi tin Nhật can thiệp lan ra khắp khu vực, cán bộ đảng nhân thời
cơ quân đội Pháp hoang mang, đã ra lệnh cho nhân dân thiểu số địa phương
tấn công những làng ở huyện Bắc Sơn, phía tây Lạng Sơn. Thoạt đầu, lực
lượng nổi dậy nhân lúc địch hoang mang, chiếm một số làng và thu được
vũ khí từ các kho súng. Nhưng sau khi chính quyền thực dân thoả thuận
ngừng bắn với Nhật, lực lượng Pháp quay lại phản công, bình định khu
vực. Cuối tháng Mười, lực lượng nổi dậy tan rã thành những nhóm du kích