HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 439

Những cuộc hội đàm giữa đại diện Việt Minh và các đảng phái dân tộc

chủ nghĩa trở nên căng thẳng, chẳng hạn Việt Nam Quốc Dân Đảng, được
quân Tưởng ủng hộ, vẫn đòi chiếm đa số ghế trong chính phủ mới. Có vẻ
như có lúc Hồ đã mất hy vọng đạt được một thoả thuận. Theo Bảo Đại,
sáng 23-2-1946, Hồ bất thình lình đến thăm, đề nghị Bảo Đại ra nắm
quyền. Hồ thở dài: “Thưa Ngài, tôi không biết làm gì hơn. Tình hình quá
căng thẳng. Tôi hiểu rõ người Pháp không muốn nói chuyện với tôi. Tôi
không thuyết phục được Đồng Minh ủng hộ. Cả thế giới bảo tôi đỏ quá. Tôi
đề nghị ngài hãy hy sinh một lần nữa và ra nắm chính quyền”.

Thoạt đầu Bảo Đại khước từ, nhưng sau đó đồng ý thảo luận vấn đề với

các cố vấn của ông, nhiều cố vấn khuyên ông nên nhận. Nhưng bây giờ đến
lượt Hồ thay đổi ý kiến. Chiều hôm đó, Hồ mời Bảo Đại đến gặp:

“Thưa Ngài, hãy quên những điều tôi nói lúc sáng. Tôi không có quyền

từ bỏ những trách nhiệm của mình lúc khó khăn. Trả lại quyền lực cho ngài
là sự hèn nhát của tôi. Xin ngài hãy tha lỗi cho phút yếu mềm và ý định
chuyển gánh nặng trách nhiệm cho ngài. Tôi có kế hoạch từ chức chẳng
qua vì sự chống đối quyết liệt của các đảng phái dân tộc chủ nghĩa với hiệp
định mà tôi đang thảo luận với Pháp”.

Cái gì đã làm Hồ thay đổi ý định? Chỉ biết là ngày hôm sau, chính phủ

thông báo, các đảng phái đã thoả thuận thành lập chính phủ liên hiệp mới.
Hai bộ quan trọng nhất là Nội Vụ và Quốc Phòng được trao cho các phần
tử trung lập. Việt Minh và Đảng Dân Chủ (bù nhìn của Việt Minh), Việt
Nam Quốc Dân Đảng, và Đồng minh Hội chia nhau tám ghế còn lại. Theo
Võ Nguyên Giáp, Hồ đã thảo luận với Tiêu Văn, nhấn mạnh tầm quan
trọng việc thành lập một chính phủ liên hiệp để chống Pháp. Tiêu Văn, vốn
rất ghét Pháp, hình như đồng ý thuyết phục phe đối lập thoả hiệp theo đòi
hỏi của họ.

Ngày 27-2-1946, d'Argenlieu từ Paris trở lại Sài Gòn. Cùng ngày, ông

chấp nhận bản hiệp định khung do Sainteny đề nghị, công nhận Việt nam là
“Nhà nước tự do, có quốc hội, quân đội và tài chính riêng”. Nhưng
d'Argenlieu từ chối đòi hỏi quyền tự trị của Việt Nam trong công việc ngoại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.