giao, sự thống nhất về chính trị và lãnh thổ của ba miền, mặc dù ông đồng ý
về mặt nguyên tắc tổ chức trưng cầu dân ý vấn đề thống nhất. Dường như
để kích thích quan điểm của d'Argenlieu, cùng ngày các nhà thương lượng
Pháp đồng ý bỏ yêu cầu về các lãnh thổ hải ngoại tại Quảng Châu và
Thượng Hải và sẵn sàng ký hiệp định Hoa Việt. Nếu một hiệp định với Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà có thể đạt được thì con đường rộng mở cho quân
Pháp thay thế quân Tưởng chiếm đóng ở Bắc Việt Nam. Paris tức tốc gửi
điện Leclerc tại Sài Gòn: “Hiệp định đã đạt được, hãy giương buồm lên
thẳng tiến”.
Hoà bình đứng trước nguy ngập, điều quan trọng đối với Hồ Chí Minh là
làm sao có được sự chấp thuận của chính phủ và nhân dân. Bẩy giờ sáng
ngày 2 tháng 3, tân Quốc Hội họp lần đầu tiên tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội.
Toà nhà được trang trí bằng những lá cò đỏ sao vàng quen thuộc, vẫn còn là
biểu tượng dân tộc dù những phần tử dân tộc chủ nghĩa phản đối.
Gần ba trăm đại biểu, cộng với đông đảo nhà báo và khách mời, tiến vào
phòng họp. Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo ka-ki bạc mầu bước lên diễn đàn,
khẩn khoản yêu cầu các đại biểu chấp nhận bảy mươi người không qua bầu
cử của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng minh Hội, đang ngồi ở phòng
chờ để đợi được mời vào cuộc họp. Sau khi Quốc Hội tán thành, họ vào
phòng họp và ngồi vào chỗ thì Hồ tuyên bố, Quốc Hội bây giờ đại diện cho
toàn thể đất nước, phải thành lập được một chính phủ phản ánh và thực
hiện những khát vọng của dân tộc. Quốc Hội chính thức chấp nhận chính
phủ liên hiệp lâm thời từ chức và nhất trí bầu Hồ Chí Minh làm chủ tịch
chính phủ liên hiệp kháng chiến và kiến quốc. Nguyễn Hải Thần, không tới
dự cuộc họp viện cớ ốm, được bầu làm phó chủ tịch. Sau đó Hồ tuyên bố
thành lập Uỷ Ban Dân Tộc Kháng chiến để tiến hành đấu tranh cho nền độc
lập hoàn toàn và bổ nhiệm Nhóm Cố Vấn Quốc gia do cựu hoàng Bảo Đại
đứng đầu. Phiên họp kết thúc ngay sau buổi chiều đó. Cùng ngày, hạm đội
Pháp chở tướng Leclerc đang trên đường từ Sài Gòn tiến về Hải Phòng.
Ngày 5-3-1946, Hồ Chí Minh họp bí mật với ban lãnh đạo đảng tại
Hương Canh, ngoại thành Hà Nội. Ban Thường Vụ họp ngày 24-2-1946