này, chúng ta phải có những biện pháp cần thiết và nếu cần hãy để súng
nói chuyện thay chúng ta”.
Vì không phải thành viên chính thức của đoàn đàm phán Việt Nam, Hồ
không dự những cuộc hội đàm ở Fontainebleau. Ông ở lại Paris, dùng tất cả
sức lực, vốn kinh nghiệm, uy tín cá nhân (có người gọi những hoạt động
này là “Chiến dịch làm duyên” của Hồ) để thúc đẩy quan chức và công
chúng ủng hộ sự nghiệp Việt Nam. Ông gặp gỡ đại diện của tất cả những
đảng phái chính trị, những tổ chức lớn ở Pháp, cũng như một số nhà báo và
trí thức nổi tiếng. Ông tận dụng mối quan hệ với Đảng cộng sản Pháp và đề
nghị Maurice Thorez - lúc này là phó thủ tướng, dùng ảnh hưởng của mình
tác động tới chính phủ Pháp. Không rõ Thorez đã trả lời thế nào.
Mối quan hệ của Hồ Chí Minh và báo chí địa phương là chủ chốt, vì
những cuộc hội đàm được tiến hành tương đối bí mật, công chúng không
được biết. Đảng cộng sản Pháp và những đồng minh của họ ủng hộ mạnh
mẽ Việt Nam, ít ra cũng là công khai, những người bảo thủ chụp mũ “phản
quốc” cho những ai kêu gọi ủng hộ Việt Nam, bầu không khí quanh cuộc
hội đàm căng thẳng và bị đầu độc bởi những đảng phái chính trị. Thoả hiệp
càng khó khăn hơn do những sự kiện mới đây ở Đông Dương, khi những
vụ tấn công của Việt Nam vào Pháp kiều và lính Pháp thường xuyên gia
tăng. Theo quan điểm của Hồ, đây là lợi ích của nhân dân Việt Nam thực
chất được bàn trong những cuộc thương lượng phải được truyền tải tới
công chúng và ngày 12-7-1946, ông tổ chức một cuộc họp báo ở Paris để
trình bày sự nghiệp của chính phủ Việt Nam. Ông vạch rõ Việt Nam mong
muốn độc lập dân tộc và không chấp nhận nghị quyết liên bang giải quyết
vấn đề, ông nói them, Việt Nam sẵn sàng chấp nhận khái niệm độc lập
trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp - Ông nói, hiệp định có thể đem lại lợi ích
cho cả hai bên. Ông tuyên bố thêm, những tỉnh của Nam Kỳ là phần không
thể tách rời của lãnh thổ quốc gia và không thể bị chia cắt. Đổi lại, ông hứa
tất cả tài sản quyền lợi khác của Pháp sẽ được Việt Nam bảo vệ và nếu Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà cần cố vấn nước ngoài, những công dân Pháp sẽ
được ưu tiên. Khi nhà báo Mỹ hỏi có phải ông là cộng sản không, Hồ đáp