ba đảng cách mạng ở Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ có thể thống nhất lại
để thành lập một đảng duy nhất: Đảng Liên bang Việt - Miên - Lào”.
Quyết định duy trì quan hệ chặt chẽ giữa ba nước, đoàn kết thống nhất
trong Liên hiệp Pháp chứng tỏ giới lãnh đạo Đảng nhận thấy tầm quan
trọng chiến lược của Đông Dương như một khối thống nhất. Trong một
cuốn sách học của Đảng mà người Pháp thu được năm 1950, ba nước được
miêu tả như một khối thống nhất từ quan điểm đến địa lý, kinh tế, chính trị
và chiến lược. Tài liệu này nói rằng các phong trào cách mạng ở ba nước
được định hướng giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực để tiến hành cuộc
đấu tranh chống đế quốc xâm lược và xây dựng “nền dân chủ mới” trong
tương lai.
Dấu ấn của Hồ Chí Minh có thể được tìm thấy trong nhiều tài liệu được
Đại hội thông qua. Các cộng sự của ông đã chiếu theo ý kiến kiên quyết của
Hồ Chí Minh cần phải đặt mục tiêu phản đế lên trên phản phong ở Đông
Dương và công nhận cần phải hiệu triệu những phần tử ôn hoà trong xã hội
Việt Nam. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc cách mạng hai giai
đoạn (dù có ngắn đến đâu) và sự cần thiết phải áp dụng ý thức hệ cách
mạng vào điều kiện cụ thể ở mỗi nước, các đảng viên đã hưởng ứng
khuynh hướng thực dụng, điều luôn là ý tưởng của ông từ những ngày đầu
tiên của phong trào.
Tuy nhiên, khó tránh khỏi kết luận Bắc Kinh cũng có ảnh hưởng chính
đằng sau những quyết định tại Đại hội II. Bằng việc quyết định lập lại Đảng
cộng sản như một “lực lượng đưa đường chỉ lối” hiện hữu thúc đẩy cách
mạng Việt Nam, người Việt Nam đã đáp lại chỉ trích từ Trung Quốc và Liên
Xô cuộc đấu tranh của họ từ trước đến giờ vẫn thiếu màu sắc Marxist cần
thiết. Việc sử dụng thuật ngữ “nền dân chủ mới” là một sự bắt chước trực
tiếp từ một mô hình mới được chính người Trung Quốc áp dụng, trong khi
nhấn mạnh đến “sự lớn mạnh” của cách mạng từ giai đoạn một sang giai
đoạn hai, họ nhấn mạnh đến những quan ngại từ phía Moscow và Bắc Kinh
rằng Đảng cộng sản Đông Dương vẫn chưa chính thống trong các hoạt
động của mình.