này được mọi người coi là “tứ trụ” là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh. Tóm tắt tiểu sử đăng trên báo Nhân Dân
của Đảng tháng 3-1951 mô tả Trường Chinh như kiến trúc sư và người lãnh
đạo cách mạng Việt Nam trong khi Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc cách
mạng.
Sau khi Giáp thất bại trong cuộc tấn công ở đồng bằng sông Hồng, cuộc
xung đột dần lắng xuống, trở thành cuộc chiến cân bằng. Năm 1951, hầu
hết các cố gắng của Việt Minh tập trung vào phía Bắc. Sau thất bại của
cuộc tiến công của Nguyễn Bình mùa Hè năm 1950, các nhà chiến lược
Việt Minh tạm gác cuộc đấu tranh ở Nam Bộ. Ông Bình tổ chức những
cuộc tuần hành lớn ở Sài Gòn (còn gọi là “những ngày đỏ”) chống lại chiến
tranh và những khó khăn kinh tế, xã hội do chiến tranh gây ra. Ông coi đó
là một phần chiến lược của mình. Nhân dân, đặc biệt là công nhân và sinh
viên, phải chịu cảnh lạm phát và quân dịch, đã tham gia vào các cuộc tuần
hành nhưng nhiều người trung dung cảm thấy đường đột vì các cuộc tuần
hành này có khả năng dẫn đến bạo lực và không ủng hộ phong trào.
Nguyễn Văn Tâm, thủ tướng mới của Bảo Đại, trước là Tổng trưởng cảnh
sát được mọi người gọi là “hùm xám Cai Lậy”; vì đã áp đặt mạnh mẽ
những hoạt động nổi dậy ở miền Nam, phá vỡ bộ máy của Việt Minh tại Sài
Gòn và đến tháng Tám, bộ máy Việt Minh hầu như đã chấm dứt hoạt động.
Để chỉ đạo hoạt động cách mạng ở miền Nam, Đảng Lao động Việt Nam
thành lập Trung ương Cục (tiếng Anh là COSVN), trực tiếp dưới sự kiểm
soát của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Chiến trường Nam Bộ hầu như không hoạt động, Giáp và cộng sự của
ông chuyển cố gắng của mình sang Lào và Campuchia cũng như vùng núi
Tây Bắc Bắc Bộ. Mục tiêu của Giáp giữ chặt lực lượng quân sự của Pháp,
buộc Pháp phải dàn trải quân khắp Đông Dương. Điều này tạo điều kiện
cho Việt Minh có thể chọn được điểm yếu của quân Pháp. Việt Minh có thể
tấn công công khai lực lượng quân địch và rồi có thể giáng cho lực lượng
này thất bại nhuc nhã.