ràng cả Moscow và Bắc Kinh đều không muốn ủng hộ Việt Minh tiếp tục
cuộc chiến, họ cũng chẳng sẵn sàng đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu của
Việt Minh. Cả hai đều chú ý đến lợi ích an ninh của chính họ tại Geneva và
đều mong tránh phải đụng đầu với Mỹ. Sau khi các cuộc tranh cãi ban đầu
lắng đi, rõ ràng cả Ngoại trưởng Liên Xô, ông Vycheslav Molotov và
trưởng phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị, ông Chu Ân Lai đều mong có
thoả hiệp dựa trên việc chia cắt Việt Nam thành hai khu vực tập kết. Một do
Việt Minh chiếm giữ và một do chính phủ Bảo Đại và những người ủng hộ
chính phủ này chiếm giữ. Hơn nữa, sau thời gian đầu ủng hộ quan điểm của
Việt Minh về Campuchia và Lào, Ngoại trưởng Chu Ân Lai nói rõ với
Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không ủng hộ yêu cầu của Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đòi Pathet Lào và Khmer Đỏ tham gia Hội nghị như là đại
diện chân chính của nhân dân Lào và Campuchia. Chu Ân Lai còn cảnh
báo vấn đề này sẽ gây nguy cơ đối với quá trình đạt đến giải pháp và dẫn
đến can thiệp trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến. Ông tin, tốt hơn là chấp
nhận trung lập hoá hai quốc gia này với chính phủ hoàng gia hiện hành. Để
khuyến khích Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp nhận, ông Chu Ân Lai
đồng ý kiên quyết lập trường phải cho lực lượng Pathet Lào có một khu
vực tập kết sau khi xung đột kết thúc. Rõ ràng Phạm Văn Đồng đã phải
đồng ý một cách miễn cưỡng.
Nhiều năm sau các nguồn chính thức của Việt Nam lại cho cách Chu Ân
Lai cư xử tại Hội nghị Geneva là do Trung Quốc muốn kéo Lào và
Campuchia vào khu vực ảnh hưởng của mình. Mặc dù hầu như không có
bằng chứng gì chứng tỏ điều này là đúng, rất có thể Bắc Kinh đã coi hai
nước này có tầm quan trọng thiết yếu đối với an ninh của mình ở khu vực
và do vậy không muốn có một Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, tại thời
điểm đó, lý do chính ngăn không cho đàm phán hoà bình sụp đổ loại bỏ khả
năng Mỹ thiết lập căn cứ ở hai nước. Chắc chắn vì những lý do này mà ông
Chu Ân Lai đã khẩn thiết kêu gọi ông Đồng chấp nhận thoả hiệp, một quan
điểm mà phái đoàn Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ.