cả những quan sát viên thiện cảm cho rằng ít nhất 3.000 to 5.000 người có
thể đã chết trong cải cách ruộng đất, thường bị đội hành quyết thi hành
ngay sau khi “toàn án nhân dân” kết án. Có những đánh giá khác, cho rằng
có khoảng từ 12.000 đến 15.000 người bị xử tử không xét xử với những lời
cáo buộc chụp mũ tội phá hoại, nói một cách khác là ủng hộ hoạt động
phản động. Còn vô số không kể hết những người bị đối xử tàn tệ do mối
quan hệ của họ với nạn nhân. Có một thảm hoạ lớn cho tổ chức Đảng tại
cấp địa phương. Một nghiên cứu đầu thập niên 1980 cho thấy ở một số
vùng, 30 phần trăm chi bộ đảng phải giải thể do cán bộ chủ chốt bị thủ tiêu
vì những kẻ quá khích trong đội cải cách ruộng đất gây ra. Trong 76 xã ở
tỉnh Bắc Ninh, chỉ còn 21 bí thư chi bộ còn lại vào đợt cuối chiến dịch cải
cách ruộng đất.
Sự hỗn loạn xã hội do chiến dịch cải cách ruộng đất gây nên cũng không
bó hẹp ở nông thôn. Nó cũng làm gia tăng sự tức giận đối với Đảng trong
giới trí thức thành thị. Đó là những người đã ủng hộ mạnh mẽ Mặt trận Việt
Minh trong nhiều giai đoạn trước đây của cuộc kháng chiến. Nhiều người
có lòng yêu nước cao, hăng hái ủng hộ cương lĩnh Việt Minh kết hợp vấn
đề độc lập dân tộc với những biện pháp cải cách ôn hoà.
Tuy nhiên, uy tín Đảng trong trí thức giảm sút nghiêm trọng vào đầu
năm 1951, khi chiến dịch chỉnh huấn theo lối Trung Quốc khiến họ cảm
thấy bị sỉ nhục trong những buổi phê và tự phê bình khi họ cố hoà hợp tinh
thần yêu nước với những đòi hỏi khắt khe của tiêu chuẩn Maoist. Một số
rời bỏ hàng ngũ. Một số không hài lòng việc bắt họ tuân theo kỷ luật đảng
và hy sinh mục đích cá nhân trong kháng chiến. Như nhà văn - nhân sĩ
Phan Khôi nhấn mạnh, vị ngọt của lòng yêu nước giống như đường trong
tách café, đã pha nhạt vị đắng của lãnh đạo Đảng và sự cứu rỗi nhân cách
của người trí thức.
Tình thế khó xử này trở nên mạnh hơn sau hội nghị Geneva, khi vấn đề
độc lập dân tộc được đặt trước vai trò Đảng lãnh vai trò lãnh đạo trung tâm.
Chuyện nhà văn trẻ Trần Dần là một minh hoạ điển hình. Là cựu chiến binh
Điện Biên phủ, Dần đã viết một tiểu thuyết theo phong cách hiện thực xã