HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 60

đạt được mục đích nên không có người Pháp nào tại bữa tiệc bị chết mặc dù
một số bị ngộ độc. Hơn nữa, kế hoạch bị một trong những người thực hiện
làm lộ khiến nhà cầm quyền Pháp tuyên bố thiết quân luật trên toàn bộ khu
vực. Trong cơn hỗn loạn sau đó, quân của ông Châu ở các vùng ngoại ô
phải giải tán trong khi những người khác bị nhà cầm quyền bắt. Mười ba
người tham gia bị hành quyết trong khi nhiều người khác bị tù trong nhiều
năm. Các quan chức hoang mang đã bố ráp tất cả các sĩ phu bị tình nghi có
thiện cảm với phong trào và thậm chí Phan Chu Trinh cũng đã bị bắt tại Hà
Nội và bị đưa vào Huế xét xử. Công tố viên muốn ông bị hành quyết,
nhưng nhờ sự can thiệp của viên toàn quyền nên ông chỉ bị tù chung thân
và bị giam tại Côn Đảo. Đầu năm 1911, ông được trả tự do và được phép
sống lưu vong tại Pháp.

Sau cuộc bạo động, Nguyễn Sinh Sắc bị khiển trách vì các “hành động

của hai con trai tại trường Quốc Học”. Là phó bảng cùng khoá với Phan
Chu Trinh, ông Sắc cũng bị triều đình theo dõi chặt chẽ, tuy nhiên triều
đình đã không tìm thấy mối liên hệ cụ thể nào với ông giữa sự kiện đó.
Thực hiện ý đồ chuyển ông khỏi Huế, mùa hè năm 1909, ông được chỉ định
làm quan huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, cách kinh thành 320 cây số về
phía nam. Mặc dù khá trù phú, vùng này từng diễn ra cuộc nổi loạn lớn
chống lại nhà Nguyễn và nay là nơi giam giữa những kẻ du đãng và chống
đối. Anh trai của Thành là Khiêm cũng bị quản thúc và đến năm 1914 bị
kết tội mưu phản và bị tù vài năm. Ngay cả chị gái của Khiêm đang sống ở
Kim Liên cũng bị thẩm vấn và bị nghi ngờ đã chứa chấp những người bị
tình nghi là đồng loã trong cuộc bạo loạn.

Sau khi bị đuổi học, Thành đã biệt vô âm tín trong vài tháng. Có tin một

người bạn đã cố tìm cho Thành một việc làm tại một mỏ đá vôi nhưng
không được, vì Thành đã nằm trong sổ đen của cảnh sát. Có thể là Thành
đã tìm được việc làm hay sống với bạn bè tuy nhiên Thành đã không trở về
quê vì nơi đó đang bị nhà cầm quyền theo dõi.

Cuối cùng, Thành quyết định rời bỏ Trung Kỳ đi về phía nam tới Nam

Kỳ, thuộc địa của Pháp, để tránh sự theo dõi chặt chẽ của triều đình. Có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.