là Thành đã quyết định ra nước ngoài tìm hiểu bí quyết thành công của
phương Tây tận nguồn, trong trường hợp đó nơi an toàn nhất để ra đi là
cảng Sài Gòn, một cảng thương mại phát triển do người Pháp thay triều
đình kiểm soát. Tháng 7 năm 1909, trên đường đi, Thành đã dừng lại ở
Bình Khê, nơi cha Thành đã nhậm chức quan huyện. Để tránh bị bắt, Thành
đã đi bộ suốt quãng đường từ Huế và làm các việc vặt kiếm sống. Tuy
nhiên, theo một số tài liệu, cuộc gặp gỡ giữa hai cha con không được suôn
sẻ vì ông Sắc lúc đó rất buồn và bắt đầu uống rượu. Ông Sắc đã trách con
trai về những hành động đó và đánh con.
Sau khi dừng chân trong một thời gian ngắn ở Bình Khê, Thành đã tới
thị xã duyên hải Quy Nhơn, ở lại nhà Phạm Ngọc Thơ - bạn cũ của cha.
Thành đã được học trong một thời gian ngắn tại trường địa phương và sau
đó theo gợi ý của chủ nhà đã thi giáo viên trong một trường làng sử dụng
tên Nguyễn Sinh Cung để khỏi lộ danh tính. Người đứng đầu hội đồng thi
đã từng dạy Thành khi còn học ở trường Đông Ba ở Huế rất thiện cảm với
Thành, tuy nhiên bằng cách nào đó viên toàn quyền tỉnh đã phát hiện ra
mưu mẹo của Thành và đã gạt tên Thành ra khỏi danh sách thi.
Thất vọng không tìm được việc làm ở Quy Nhơn, Thành tiếp tục đi về
phía nam tới thị xã cảng Phan Rang. Tại đây, Thành gặp sĩ phu Trương Gia
Mỗ - người đã từng làm việc trong triều với Nguyễn Sinh Sắc tại Huế và
cũng là bạn của Phan Chu Trinh. Thành rất muốn rời đất nước càng sớm
càng tốt, tuy nhiên ông Mỗ đã thuyết phục Thành làm giáo viên tại trường
Dục Thanh cách Phan Thiết khoảng 100 cây số ngay phía bắc ranh giới
giữa Trung Kỳ và Nam Kỳ. Vì hết tiền đi đường nên Thành đã nhận lời.
Tuy nhiên trước khi tới Phan Thiết, Thành đã chứng kiến một sự kiện rất
xúc động. Khi một cơn bão ập vào cảng Phan Rang, các quan Pháp ra lệnh
cho công nhân cảng lặn xuống nước để cứu tàu. Theo Hồ Chí Minh thuật
lại sau này, rõ ràng những người châu Âu đã rất thích thú khi đứng trên bờ
nhìn nhiều người Việt bị chết đuối khi lặn xuống nước.
Trường Dục Thanh do các sĩ phu yêu nước địa phương thành lập năm
1907 với hy vọng có được sự thành công như trường Đông Kinh Nghĩa