HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 63

Thành yêu cầu các học sinh đọc những câu thơ trong hợp tuyển thơ ca của
Trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu…
Cũng có lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra.
Cũng xương cũng thịt cũng da
Cùng hòn máu đỏ, giống nhà Lạc Long.
Tuy nhiên, đối với cả nước nói chung, chủ đề gây nhiều tranh luận không

phải là mục tiêu độc lập dân tộc mà làm thế nào để đạt được mục tiêu cuối
cùng đó. Các giáo viên trong trường chia làm hai phe giữa những người
ủng hộ cách giải quyết vấn đề theo chủ nghĩa cải lương của Phan Chu Trinh
và những người ủng hộ kế hoạch kháng chiến bạo lực của Phan Bội Châu.
Nguyễn Tất Thành là một trong số ít người không đứng về phía nào cả.
Như ông viết sau này, ông muốn ra nước ngoài tìm hiểu tình hình trước.
Theo một nguồn tin của Việt Nam ông tỏ ra kính trọng cả Phan Chu Trinh
và Phan Bội Châu nhưng ông lo ngại cách tiếp cận của hai người này. Ông
không tán thành việc Phan Chu Trinh tin vào thiện chí của người Pháp, coi
đó là ngây thơ và cũng không tán thành với việc Phan Bội Châu dựa vào
Nhật bản và các thành viên triều đình vì cho rằng làm như vậy là lạc
hướng.

Đầu năm 1911, trước khi năm học kết thúc, Nguyễn Tất Thành biến mất.

Lý do chính xác cho việc ra đi bất ngờ của Thành không được rõ ràng mặc
dù có thể điều này liên quan đến tin cha của Thành tới Nam Kỳ. Đầu năm
1910, ông Sắc bị bãi nhiệm ở Bình Khê. Nhậm chức ở đây mùa hè năm
trước, ông được nhân dân yêu quý, ông đã trả tự do cho những tù nhân bị
bắt vì tội tham gia các cuộc biểu tình, bảo vệ những người nông dân trước
bọn địa chủ tham tàn và trừng phạt những kẻ ức hiếp dân chúng. Ông đối
xử nhân hậu với những người phạm tội vặt và cho rằng thật là ngớ ngẩn để
mất nhiều thời gian cho chuyện này trong khi toàn bộ đất nước đã bị mất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.