Duẩn, cũng có quan điểm nghi ngờ bất cứ chương trình quá tả nào để thay
đổi xã hội miền Bắc là lực cản trở mục tiêu của ông ở miền Nam, ông cảnh
báo và chống lại những người muốn liều lĩnh tiến hành. Phải áp dụng từ từ
không nên vội vã thay đổi, ông dẫn chứng sự cảnh cáo của Mao đối với
đồng sự Lưu Thiếu Kỳ. Trong quá khứ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng
đã nhấn mạnh mục đích kế hoạch ba năm tăng sản lượng nông nghiệp, nâng
cao đời sống nhân dân (loại bỏ mối quan hệ làm ăn cũ, theo quan điểm
Maoist đó chính là nguyên lý cơ bản nâng cao tầm tư tưởng cho nông dân),
trong khi đó Trường Chinh tuyên bố chương trình cần thực hiện “từng bước
một”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã học được một bài học cay đắng trong
quá khứ theo mô hình Trung Hoa, không thể nhập cảng mọi thứ hổ lốn vào
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được.
Tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ
XIV, đưa ra kế hoạch cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách thay thế
chế độ tư hữu sang chế độ tập thể hoá, quốc hữu hoá trong nông thôn cũng
như thành thị. Kế họach Ba năm Phát triển kinh tế và xã hội (1958-1960)
được Quốc hội thông qua vào tháng sau. Kế hoạch kêu gọi phát triển công -
nông nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn lấy làm chủ đạo.
Nhưng có một số người lại tiếp thu chiến lược yêu cầu Đảng phát triển
theo mô hình Trung Hoa gần đây. Thực ra, Hồ Chí Minh đã từng bất đồng
trong nhiều năm với một nước kém phát triển như Việt Nam cần phải ưu
tiên phát triển ở nông thôn trước. The mục tiêu chính của chương trình
nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia - tại thời điểm này vẫn ưu tiên phát triển
nông nghiệp, làm nền tảng phát triển cách mạng công nghiệp trong tương
lai. Một bài bình luận đăng trên báo vào tháng 12-1958, Hồ (ký tên Trần
Lực) đưa ra nhận xét tóm tắt về chiến lược của Trung Hoa vẫn còn gặp
nhiều “khó khăn” trong vấn đề quản lý từ trung ương đến các cơ sở địa
phương, nhưng lại đồng tình quan điểm chung trong vấn đề hợp tác hóa,
cho rằng cần phải thực hiện với sự cẩn trọng theo nguyên tắc “tự nguyện”.
Phải chăng cuối cùng Hồ Chí Minh, cũng đã rút ra được bài học cay đắng
về sự thất bại của chương trình cải cách ruộng đất.