HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 622

toàn không nhận thức những âm mưu của Mỹ và bọn tay sai Sài Gòn, vạch
ra rằng họ “không hiểu trong khi chính sách bảo vệ hoà bình và thống nhất
đất nước bằng phương pháp hoà bình thì chúng ta vẫn phải luôn luôn cảnh
giác, chuẩn bị đối phó với mọi hành động của kẻ thù”.

Cuối cùng, Đại hội Đảng toàn quốc III thông qua danh sách lãnh đạo

mới. Lê Duẩn chính thức được bầu Bí thư thứ nhất (thay thế chức danh cũ
Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam, rập khuôn Đảng cộng sản Liên Xô).
Hồ Chí Minh vẫn giữ chức chủ tịch Đảng. Sự thăng tiến của Lê Duẩn chỉ vì
bản thân Hồ tin vấn đề thống nhất đất nước sẽ được quan tâm nhiều hơn
trong thập niên tới. Một dấu hiệu thêm nữa cũng tầm quan trọng, bây giờ ba
uỷ viên Bộ chính trị người miền Nam - Lê Duẩn, Phạm Hùng và Nguyễn
Chí Thanh. Là người có tài và nhiều tham vọng, Thanh được thăng đại
tướng cuối thập niên 1950, tương đương với đối thủ Võ Nguyên Giáp.
Không như Giáp, Thanh hoạt động nhiều về chính trị, từng là Tổng cục
trưởng Cục Chính trị, có trách nhiệm duy trì lãnh đạo tư tưởng trong quân
đội. Uỷ viên Bộ chính trị hàng thứ tư là nhân vật đầy uy thế - Lê Đức Thọ -
tuy không phải người miền Nam, nhưng từng là phó của Lê Duẩn trong
kháng chiến chống Pháp.

Đại hội III không chính thức đả động đến mâu thuẫn Trung-Xô, (đoàn

đại biểu cả hai nước đều tham dự) vấn đề không nổ ra tranh cãi tại phiên
họp công khai. Tuyên bố sau khi kết thúc Đại hội tiếp tục coi Liên Xô
người lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa, nhưng đối với những người lãnh đạo
hiếu chiến của phe cánh Lê Duẩn đang giữ quyền lãnh đạo, Hồ cố duy trì
cân bằng mối quan hệ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với hai nước đàn
anh, bây giờ đang rất căng thẳng. Hồ đã góp một phần làm dịu căng thẳng
với tư cách người trung gian trong những cuộc thảo luận giữa Liên Xô và
Trung Quốc tại Đại hội. Nhưng cả hai nước đàn anh không sẵn sàng chấp
thuận việc leo thang đang sôi sục ở Nam Việt Nam. Moscow từ chối ủng hộ
Hồ toàn diện về vấn đề miền Nam Việt Nam và bác bỏ lời yêu cầu của Hồ
làm dịu căng thẳng trong nội bộ phe xã hội chủ nghĩa. Trong chuyến thăm
ngắn ngủi Hà Nội vào tháng Bảy, Chu Ân Lai kêu gọi Việt Nam mềm dẻo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.