trường mà còn làm tăng sức mạnh của những nhân vật bồ câu trong Quốc
Hội và công chúng Mỹ.
Chiến tranh ở Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt và Hà Nội càng phải
dựa vào vũ khí Liên Xô khiến quan hệ Trung - Việt căng thẳng. Trung
Quốc nhắc nhở lãnh đạo Việt Nam phải đề phòng bọn phản bộ Liên Xô.
Bắc Kinh khuyên Việt Nam tiến hành đấu tranh cách mạng như thế nào và
khi nào mở thương lượng hoà bình với Mỹ - Chu Ân Lai vạch ra rằng
Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm ngoại giao với Washington hơn Việt
Nam - khiến Hà Nội nhớ lại những kỷ niệm cay đắng về thái độ kiêu ngạo
và coi thường người khác của Trung Quốc. Hồng Vệ Binh (tình nguyện tới
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà những năm trước khi xảy ra Cách mạng Văn
Hoá) làm dân chúng Bắc Việt bực tức khi nhớ tới những cố vấn Trung
Quốc trong Cải cách ruộng đất miệng hô như con vẹt các khẩu hiệu Maoist.
Như Chu Ân Lai sau này thú nhận với một đồng sự, Cách mạng văn hoá
không phải lúc nào cũng đi đúng đường.
Đến mùa Xuân năm 1966, căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã đến
mức nguy hiểm. Trong một bài phát biểu tháng 5-1966, Lê Duẩn cạnh khoé
đáp trả bài báo tháng 9-1965 của Lâm Bưu về “tinh thần tự lực cánh sinh”.
Lê Duẩn tuyên bố, Hà Nội nghiên cứu kỹ những kinh nghiệm của các đảng
anh em trong thực tế đấu tranh cách mạng, nhưng tìm cách để áp dụng
những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo và không áp dụng một cách máy
móc. Lê Duẩn tuyên bố “Không phải ngẫu nhiên trong lịch sử dân tộc ta,
mỗi khi đứng lên chống giặc ngoại xâm, chúng ta đều quyết chiến đấu”.
Một tín hiệu thêm cho thấy Hà Nội không còn kiên nhẫn nữa, báo chí Việt
Nam cũng bóng gió nói về sự đe dọa từ phía Bắc của các hoàng đế Trung
Hoa thời phong kiến.
Bắc Kinh cũng nhanh chóng nhận ra sự căng thẳng này. Giữa tháng 4-
1966, khi tiếp Phạm Văn Đồng, Mao đã xin lỗi về thái độ ngỗ ngược của
bọn Hồng vệ binh, “Nếu chúng nó phá, các đồng chí cứ bắt giao lại cho
chúng tôi”. Chu Ân Lai phản ứng trước lời phê bình cạnh khoé của Lê
Duẩn về vấn đề Trung Quốc gây sức ép Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chu