HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 66

Trung Hoa và giai cấp tư sản Việt Nam mới giàu lên cung cấp hàng hoá và
dịch vụ cho dân cư đang gia tăng. Với các xưởng dệt, nhà máy sản xuất xi
măng và các nhà máy chế biến thực phẩm, Sài Gòn nhanh chóng trở thành
trung tâm công nghiệp và thương mại quan trọng của Việt Nam. Tại trung
tâm thành phố, mọc lên các toà nhà lớn mang phong cách kiến trúc tỉnh lẻ
của Pháp và là văn phòng của các quan chức thuộc địa. Những đại lộ lớn
nằm vuông góc với nhau, với những hàng cây chắn ánh sáng mặt trời nhiệt
đới nóng bỏng. Đằng sau những bức tường cao là những ngôi nhà to đẹp
của những người châu Âu và một số người Việt Nam - những người làm
giàu nhờ sự có mặt của người nước ngoài. Còn lại đa số là công nhân trong
các nhà máy, công nhân bốc vác, người kéo xe tay, những người nông dân
tha hương đến từ vùng ngoại ô, phải sống chui rúc trong những ngôi nhà ổ
chuột bẩn thỉu dọc kênh Bến Nghé và ngoại vi thành phố.

Khi tới Sài Gòn, Thành ở nhờ tại một kho thóc cũ. Chủ nhân Lê Văn Đạt

là một người sản xuất chiếu có quan hệ với các giáo viên trường Dục
Thanh ở Phan Thiết. Tại đó Thành đã tìm được cha đang tạm sống trong
một kho hàng cho tới khi tìm được nơi ở ổn định. Thông qua các mối liên
hệ khác ở trường, Thành chuyển tới một ngôi nhà trên phố Châu Văn Liêm,
gần cảng Sài Gòn, một khu ổ chuột với những ngôi nhà mái tôn lụp xụp
nằm giữa một con kênh và sông Sài Gòn. Được cha khuyến khích, Thành
bắt đầu vạch ra kế hoạch đi ra nước ngoài. Vào tháng ba, Thành được biết
người Pháp đã thành lập trường học vào năm 1904 dạy nghề thợ mộc và cơ
khí. Với hy vọng dành đủ tiền cho chuyến xuất ngoại, Thành nộp đơn xin
học, nhưng phát hiện khóa học 3 năm, Thành đã bỏ học đi bán báo cùng
một người cùng làng Kim Liên tên là Hoàng.

Làng công nhân nơi Thành sống, gần bến Nhà Rồng của Sài Gòn nơi

những chiếc tàu chở khách lớn cập bến trên đường tới châu Âu và các hải
cảng khác ở châu Á. Thành đã quyết định tìm việc làm trên một trong
những con tàu đó để có thể ra nước ngoài. Nhiều năm sau Hồ Chí Minh đã
miêu tả trong cuốn tự thuật viết dưới bút danh Trần Dân Tiên:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.