ông rất có thể là kết quả của những điều ông chứng kiến trong khi làm việc
trên tàu thuỷ trước Thế chiến I. Ông nhận thấy nỗi đau khổ của đồng bào
ông cũng là nỗi đau khổ của các dân tộc Á, Phi sống dưới ách thống trị của
chủ nghĩa đế quốc. Điều đó càng được củng cố thêm trong thời gian ở
Paris. Tại đó, ông nhận thấy thái độ giả dối của người Pháp không vận
dụng những lý tưởng của mình vào các dân tộc thuộc địa. Hai năm ở
Moscow trong những ngày đầu đầy sóng gió của cuộc thử nghiệm Xô viết
dường như đã làm dấy lên lòng nhiệt thành ngây thơ mong muốn xây dựng
một xã hội cộng sản trong tương lai. Trong thế giới hoàn toàn mới mẻ của
ông Hồ, chủ nghĩa yêu nước bị thay thế bởi quan điểm của Lenin về một
liên bang xã hội chủ nghĩa cộng sản toàn cầu trong tương lai.
Rõ ràng, những sự kiện sau này có tác động cảnh tỉnh thái dộ của ông.
Những vụ thanh trừng ở Moscow, gần như đe doạ tới sự an toàn của ông,
chắc hẳn làm tổn hại tới niềm tin vào cuộc thử nghiệm của Liên Xô. Việc
Moscow không tôn trọng cam kết tích cực ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân
tộc thuộc địa khiến ông nghi ngờ chủ nghĩa quốc tế vô sản trong một thế
giới chính trị cường quyền. Tuy nhiên, không gì có thể làm lung lay niềm
tin vào tính siêu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cho tới cuối đời, ông
vẫn theo quan điểm cho rằng mô hình tư bản chủ nghĩa đã gây đau khổ vô
hạn cho hàng triệu người bị áp bức trên toàn châu Á, châu Phi và Mỹ La
tinh.
Do đó, vấn đề không phải liệu ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa hay một
người cộng sản - bằng con đường riêng của chính mình, ông là cả hai. Nói
đúng hơn đó là vấn đề sách lược của ông. Hồ Chí Minh, một người tin vào
nghệ thuật nắm bắt thời cơ, điều chỉnh lý tưởng của mình tuỳ theo điều kiện
của phong trào. Đối với nhiều người, ngay cả những người trong đảng
mình, lối cư xử của ông có vẻ như không có nguyên tắc, nhưng theo ông có
thể đạt được tiến bộ bằng những bước rất nhỏ. Đối với Hồ Chí Minh, theo
một câu trích nổi tiếng của một nhà khoa học xã hội Anh Walter Bagehot,
“chín quá hoá nẫu”. Ông Hồ có thái độ thực dụng trong chính sách đối
ngoại. Thí dụ, ông thà chấp nhận những giải pháp thoả hiệp năm 1946 và