HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 678

Dĩ nhiên có những lý do chính trị đáng để ông khuyến khích thái độ sùng

bái cá nhân. Năm 1947, một nhà báo Mỹ hỏi, tại sao ông lại được ca tụng
nhiều như vậy, ông trả lời, một phần người ta xem ông là biểu tượng của
những ước nguyện của chính bản thân họ. Ông nói thêm, có lẽ lý do là ông
yêu tất cả trẻ em Việt Nam như thể chúng là cháu ông và để đáp lại họ dành
tình yêu đặc biệt cho “Bác Hồ”. Thời gian đầu của cuộc đời ông khi dân
tộc và nền văn hoá dường như đứng trên bờ vực của sự diệt vong, ông đã
chứng kiến sự sùng kính mà thanh niên Việt Nam dành cho những ông đồ
nho quê mùa, những người dành trọn cuộc đời và những lời giáo huấn của
họ theo đuổi nguyên tắc bất dịch của chủ nghĩa nhân văn Nho giáo. Trong
suốt đời mình, ông Hồ dùng tính cách đó làm phương tiện cứu vớt nhân dân
và phong trào nổi dậy của dân tộc.

Không biết quyết định đó đem lại lợi ích chính trị gì nhưng đôi khi Hồ

Chí Minh phải trả giá cho hình ảnh vị tha và thực dụng. Ông là một nhà hoà
giải luôn tin vào sức mạnh của thuyết phục hơn là hăm doạ khi chỉ đạo
Đảng cộng sản Đông Dương. Ngay từ đầu ông dựa vào sách lược lãnh đạo
tập thể hơn là dựa vào sự thống trị của một cá nhân như cách của Lenin,
Stalin hay Mao Trạch Đông. Trong thời gian những năm 1930 và 1940, sức
mạnh thuyết phục, trên cơ sở uy tín và những gì ông đã trải nghiệm trong
suốt một thời gian dài là đặc vụ Quốc tế Cộng sản, nhìn chung là thành
công. Tuy nhiên, điều đó bắt đầu không có hiệu quả trong những năm 1950
khi các cộng sự cao cấp bắt đầu đặt câu hỏi về tính đúng đắn trong những
khuyến nghị của ông và xác lập vai trò của họ khi vạch ra chiến lược. Cuối
cùng, Hồ Chí Minh gần như bất lực. Những cộng sự chỉ hứa sẽ cân nhắc
những ý kiến của ông, song những ý kiến đó ngày càng bị phản đối và bị
xem là không thích hợp.

Phải chăng Hồ Chí Minh đã ngây thơ, tin vào châm ngôn của Tôn Tử

cho rằng chiến thắng thành công nhất là chiến thắng không dùng bạo lực?
Nhìn lại, có thể nói, ông có phần nhẹ dạ vì hy vọng sẽ thuyết phục được
Pháp rút khỏi Việt Nam một cách hoà bình sau Thế chiến II. Sau đó một vài
năm, Hồ lại tính toán sai khi ông lập luận, Mỹ có thể quyết định chấp nhận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.