HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 679

chính phủ do Đảng cộng sản thống trị ở Việt Nam nếu như chính phủ đó
được thành lập không làm Mỹ bẽ mặt. Tuy nhiên, có bằng chứng cho rằng
ông thường đánh giá tình hình quốc tế rất chính xác và nhận thấy cần phải
có chính sách linh hoạt lường trước được tất cả các khả năng có thể sảy ra
khác nhau. Mặc dù ông luôn cố đạt được mục tiêu của mình mà không
dùng đến bạo lực, ông cũng sẵn sàng dùng tới lực lượng quân sự khi cần
thiết. Những cộng sự của ông không thể làm những điều tương tự vì họ
thiếu đi sự tinh tế và kiên nhẫn theo đuổi một giải pháp ngoại giao.

Người ta thường nói Mỹ mất đi cơ hội vàng, tránh được một cuộc xung

đột trong tương lai ở Đông Dương khi Mỹ không đáp lại những cử chỉ thiện
chí của Hồ Chí Minh cuối Thế chiến II. Xét cho cùng, là người thực dụng,
ông Hồ chắc đã nhận ra sau chiến tranh, Việt Nam có thể giành được nhiều
viện trợ hơn từ Washington chứ không phải từ Moscow. Ông cũng thú nhận
mình là người ngưỡng mộ văn minh Mỹ, đã đưa những lý tưởng của Mỹ
vào bản Tuyên ngôn Độc lập. Nhiều nhà chỉ trích quả quyết, sau khi xem
xét lại tình hình Đông Dương trong bối cảnh Mỹ và Liên Xô cạnh tranh
ngày càng quyết liệt về tư tưởng, chính quyền Truman đã chuẩn bị cho
cuộc chiến tranh Việt Nam.

Mặc dù điều này có phần đúng, cũng có thể phần nào là vì người Mỹ chỉ

có hiểu biết mang tính huyền thoại về Hồ Chí Minh. Trước hết, có chứng
cứ cho thấy ông Hồ đã tính toán chứ không phải là vấn đề hệ tư tưởng khi
ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Mỹ. Ông Hồ ca ngợi văn minh
Hoa Kỷ cũng giống như ông ca ngợi nhiều đồng minh của mình và những
đối thủ tiềm tàng của ông, chủ yếu để giành được lợi thế chiến thuật. Mặc
dù ông luôn nghĩ, có khả năng các nhà lãnh đạo Mỹ cuối cùng sẽ nhận ra sự
can thiệp vào Đông Dương là vô ích. Ông luôn luôn tin những nhà lãnh đạo
đó là đại diện cho hệ thống tư bản chủ nghĩa bóc lột ở mức độ nào đó có
thể nguy hiểm cho các nước thành viên của khối xã hội chủ nghĩa. Ông
không nghi ngờ về lòng trung thành của mình trước các cuộc đụng độ.

Vấn đề nổi lên là liệu Hồ Chí Minh có được toàn quyền vạch ra chiến

lược ở Hà Nội giống như Stalin thống trị chính trường ở Moscow hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.