HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 78

“Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy”.
“Ông bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi”. Ông Escoffier vừa nói vừa cười

và có vẻ bằng lòng. “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại
một bên, và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp. Làm ngon và anh sẽ được
nhiều tiền. Anh bằng lòng chứ?”

Và ông Escoffier không để cho anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào

chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.

Thật là một việc lớn xảy ra trong nhà bếp, vì chính là lần đầu tiên mà

ông “vua bếp” làm như thế.

Trong lúc rảnh rỗi Thành đã dùng số tiền ít ỏi của mình để học tiếng Anh

với một thầy giáo người Ý, như Thành kể lại, thường ngồi “trong Hyde
Park với quyển sách và một cái bút chì trên tay”
, Thành cũng đã trở thành
người hoạt động trong các tổ chức chính trị, rất nhiều tài liệu cho thấy
Thành đã tham gia các hoạt động công đoàn và trở thành thành viên của
Hiệp Hội Công Nhân Hải Ngoại, một tổ chức bí mật bao gồm chủ yếu
những người lao động Trung Quốc ở nước ngoài mong muốn cải thiện điều
kiện trong các nhà máy ở Anh. Thành đã tự tuyên bố là đã tham gia những
cuộc biểu tình trên đường phố ủng hộ nền độc lập của Ireland cũng như
những sự nghiệp khác của phe phái cánh tả. Có thể trong thời gian này, lần
đầu tiên Thành được biết đến các tác phẩm của Karl Marx, nhà cách mạng
người Đức.

Cao hơn sự nghiệp trên, Thành còn canh cánh nỗi thống khổ của đất

nước. Trong bài thơ ngắn đề trên tấm bưu thiếp gửi cho ông Trinh, Thành
viết:

“Đứng làm trai sinh trong trời đất
Phải làm sao cho rõ mặt non sông.
Kìa kìa mấy bực anh hùng…”
Nhưng Thành đâu hay, những bức thư của ông gửi cho ông Trinh đã rơi

vào tay nhà cầm quyền Pháp. Cuối mùa hè năm 1941, ông Trinh và luật sư
Phan Văn Trường - người đồng sự thân tín của ông - đã bị chính quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.