"Quân Mông Cổ đi đến đâu phá sạch đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của
chúng ta đánh bại (1225)
4)
. Lê Lợi đã hùng dũng đứng ra lãnh đạo cuộc cách
mạng nước Nam, đập tan chế độ tàn bạo và
hạch sách mà những kẻ tự xưng là bảo hộ ta bắt ta chịu.
.....
"Thật là nhục nhã thậm tệ, thật là chán ngán ghê gớm, thật là cay đắng ê
chề xiết bao cho các vị, nếu từ những tầng mây, tổ tiên mi phải trông thấy dân
tộc mà các vị đã giành được tự do nay chịu phận nô lệ, đất nước đã được các
vị giải thoát nay lâm vào cảnh nô dịch, kẻ kế tục ngai vàng của các vị nay
sống trong ươn hèn.
"Mặc dầu lễ nghi không cho phép các vị nguyên thủ nước ta rời khỏi
cung cấm, thế nhưng chúng ta vẫn phải đau buồn nhận thấy rằng vẫn có
những bậc quân trưởng phải lưu vong.
"Năm 1407
1)
, Tầu (phong kiến) đánh nhau với ta; nhờ ý chí độc lập và
lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông sức mạnh, nước Nam đã thắng.
Chinh chiến lúc đó thế là lại bắt đầu. Giặc biết rằng không khuất phục được
ta bằng uy lực, đã dùng chiến tranh hao mòn. Trần Đế Quỹ đã lãnh đạo dân
Nam đoạt được thắng lợi, sau thấy dân cùng kiệt, đói khát, máu đổ xương rơi.
Ông biết rằng giặc chỉ muốn hại mình ông, và chúng bắt được ông rồi thì dân
Nam sẽ được yên ổn. Vì vậy ông ra nộp mình; ông nộp mình để dân ông đỡ
hao tổn sinh linh, xương máu. Bị cầm tù giải đi, ông nhảy xuống sông tự tử.
Ông thà chết vinh chứ không sống nhục. Ngày nay, mỗi buổi mặt trời mọc lên
lặn xuống, muôn nghìn ánh hào quang vàng óng quây trên dòng sông trong
nước bạc long lanh, tạo nên đài kỷ niệm vĩnh cửu cho linh hồn bất diệt của
con người chiến bại vĩ đại đó...
"Tiếp đó là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân - người ở ngôi ngay
trước mi. Chính những kẻ xưng xưng là tôn trọng phong tục, luật lệ nước ta
đã đày ải ba vị và mai đây sẽ dùng mi làm món đồ rao hàng thuộc địa, cổ
động đế quốc. Có thấy không, con! Chẳng thể bao giờ trong niên giám nước
mi lại có một vua Nam nào chịu làm tôi tớ đến như mi, lại có một cuộc ngự