thể nói rằng, dù sao đi nữa thì tám điểm của bản Yêu sách của nhân dân An
Nam không nói ngược lại chút nào những ý kiến của ông Anbe Xarô, người
đã tuyên bố trong tất cả những diễn văn của mình đọc trước những người bản
xứ rằng mình
kiên quyết muốn mở ra cho họ một kỷ nguyên tự do và công lý. Vì những lời
hứa hẹn của ông phù hợp với những yêu sách của chúng tôi, nên ngay khi
được biết tin ông trở về Pháp chúng tôi vội vã gửi đến ông bản ghi những yêu
sách của chúng tôi. Trong lúc chờ xem chính sách của ông đáp ứng được đến
mức độ nào những nguyện vọng của chúng tôi, chúng tôi vui lòng thừa nhận
rằng đã nhiều lần ông ta phát biểu để bảo vệ những người bản xứ, chống lại
sự áp bức
của những tên thực dân độc ác và sự chuyên chế của những tên viên chức tàn
bạo, bất chấp những đòn công kích của một chiến dịch vừa đáng ghét vừa
nham hiểm của báo chí, một chiến dịch không giấu kín được tính phản nghịch
của nó bằng những lời nguỵ biện về uy tín và bằng những lý lẽ giả dối về lợi
ích chung.
Chúng tôi đã nhấn mạnh những chữ những tên thực dân độc ác và
những viên chức tàn bạo, vì chúng tôi biết rằng có những người thực dân
chính trực và những viên chức công bằng. Khốn nỗi,
họ còn lâu mới là đa số, thậm chí còn đang sợ rằng họ là một
thiểu số rất nhỏ nữa.
Rồi ông Đơvila chép lại tám yêu sách của người An Nam, và kèm theo
yêu sách thứ ba - tự do báo chí và ngôn luận - ông đưa ra nhận xét này: mà
bản thân chúng ta cũng không được hưởng, và kèm theo yêu sách thứ bảy -
thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật- ông đưa ra nhận xét này: hệt như ở
nước ta.
Cũng vậy thôi, tính giả dối cũng không được che đậy kín đáo
gì hơn. Chúng tôi xin phép hỏi ông Đơvila rằng phải chăng ông coi
độc giả của ông là những người quá ư ngu ngốc, khi ông định dùng
cái lối bình luận quỷ quyệt đó để làm cho họ lẫn lộn tình trạng
hoàn toàn và vĩnh viễn không có quyền tự do tư tưởng với sự kiểm
duyệt, tức là một tình trạng hoàn toàn có tính chất tạm thời và