hơn nữa, đó là do chính sách bóc lột và ngu dân mà ông Đơvila và
bè phái tuyên truyền, chứ không phải của ông Xarô.
A, bây giờ chúng tôi đã nắm được động cơ của những đòn công kích ông
Xarô rồi. Ông Xarô bị công kích vì ông thân dân bản xứ.
Ông Đơvila nhắc nhở rằng những người đã có kinh nghiệm ở Đông
Dương đã cố công khuyên ông Xarô, nhưng ông Xarô không chịu nghe họ.
Theo ngôn ngữ của những tên thực dân độc ác, thứ kinh nghiệm ở Đông
Dương có nghĩa là kinh nghiệm trong nghệ thuật bóc lột, cướp bóc người bản
xứ, kinh nghiệm sống bằng mồ hôi của người bản xứ. Ông Xarô đã khinh bỉ
không thèm nghe lời bọn cố vấn vụ lợi ấy, điều đó cũng dễ hiểu.
Cái câu trong tờ Le Courrier d'Haiphong
3
mà ông Đơvila dẫn ra và tuyên bố
rằng, câu đó là có tính chất tiên tri (sic) xác nhận tất cả những điều mà chúng
tôi vừa nói, nguyên văn câu đó như sau:
"Chính sách ấy (chính sách thân dân bản xứ) của ông Xarô chỉ
có thể tiến hành được bằng cách hy sinh lòng tự tôn và những
quyền lợi của những người Âu ở nước này, vì chính sách đó chỉ
nhằm làm cho những dân bản xứ thành những người bình đẳng với
chúng ta, rồi nhanh chóng trở thành chủ chúng ta".
Kết luận: đối với dân bản xứ, thì phải giữ họ vĩnh viễn
trong cảnh nô lệ. Chúng tôi thiết tưởng rằng, những người Pháp
thông
minh và chân thực biết tỏ tính ưu việt tự nhiên của mình ở bất cứ
nơi nào mình sống, thì không cần phải sống giữa những người bản
xứ vĩnh viễn bị khoá mồm bịt miệng và bị xỏ mũi, mới có thể giữ được tính
ưu việt đó.
Sau cùng, ông Đơvila cho rằng mình biết rõ là một đảng độc
lập đã xuất hiện và đảng này đã vượt qua đầu ông Xarô để phát
biểu với nhân dân Pháp và với các cường quốc mà họ muốn nói với
tư cách bình đẳng với nhau. Ông nói thêm rằng: đây là một giấc mơ
và từ giấc mơ này ông thấy nguồn gốc của sai lầm mà ông Anbe Xarô