chỉ nhằm một vài loại tin tức thôi. Còn về việc thay thế chế độ
sắc lệnh bằng chế độ luật, thì chúng tôi không hiểu tại sao ông
Đơvila lại sợ việc ấy đến thế, vì những người trong sạch thì
không việc gì phải sợ sự kiểm soát của ai cả, ngay cả sự kiểm
soát của Nghị viện nữa.
Lời trách cứ nặng nhất của ông Đơvila đối với những nhà ái
quốc An Nam là đã phát biểu trực tiếp với nhân dân Pháp và với
nền Công lý thế giới của tất cả các cường quốc. Chúng tôi sẵn
sàng thừa nhận với ông rằng những người An Nam đã đi vào một
trường hợp hoàn toàn đáng xử giảo, khi không nhờ đến một nhà thực
dân cỡ ông làm trung gian. Thừa nhận như vậy rồi, chúng tôi xin
chép lại nguyên văn cái câu mà ông cho là khó hiểu, câu đó như
sau: "Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy
vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt
tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của
những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những
người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là
những người bảo hộ cho nhân dân An Nam".
Chúng tôi không dám giải thích cho ông Đơvila rằng, thế nào là một nước
Cộng hoà, vì môn sư phạm không phải là sở trường của chúng tôi, nhưng vì
ông tìm cách bẻ quẹo một câu minh bạch như vậy, nên chúng tôi tự hỏi không
biết có phải ông đã có danh dự được làm bồi bếp trong một nhà bếp nhà vua
nào đó chăng.
Và bây giờ khi mà ông Đơvila tự hỏi rằng trách nhiệm ở đâu,
thì chúng tôi phải nói trắng ra với ông rằng cần tìm trách nhiệm,
không phải ở chính sách của ông Xarô mà ở tình hình thảm hại mà
người ta đã để lại cho ông Xarô. Nếu sau một nửa thế kỷ sống dưới
sự thống trị của nước Pháp mà nhân dân An Nam rút cuộc lại phải
đi xin vài bảo đảm cá nhân và vài quyền tự do mà tất cả những
nước láng giềng của mình đều được hưởng, thì điều đó không phải
là tại ông Xarô thân dân bản xứ, mà điều đó có nguyên nhân sâu xa