lại thì thấy gậy tông đồ vẫn còn tiếp tục dứ dứ về phía tôi như một que rảy
nước phép.
Tôi đi, hay đúng hơn, chúng tôi, chiếc xe và tôi, đi về bến đò.
Từ trong cái quán bé tẹo của bà Thị Hai
1)
toát lên một không khí hạnh
phúc và sung túc. Gạo trắng như ngà, nước mắm toả ra một hương thơm ngào
ngạt làm khoái mũi. Nước chè sôi sùng sục trên bếp. Thật là hấp dẫn. Tôi
dừng lại, quyết định mua một bát cơm ngon, biết rằng bà Thị Hai tốt bụng
không nỡ từ chối bán chịu cho một người thợ lương thiện.
Vừa mới ngồi lên chiếu, tôi thấy một người lính thuỷ đi ngoằn ngoèo
trên bến tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni. Buông đũa xuống, tôi nhảy ra xe và
bằng hai bước chân, tôi đã đứng trước vị khách hàng thứ hai của tôi sáng nay.
Đó là một người tốt bụng, anh ta chẳng hề mặc cả giá cả. Anh ta ném cho tôi
địa chỉ nơi đến rồi lên xe và ngồi chễm chệ bên mạn phải, còn gói đồ đạc thì
để bên tay trái. Tôi chạy những ba hải lý/giờ
2)
, vì không muốn Thị Hai phải
ngóng chờ.
Đến cảng, tên thuỷ thủ lão luyện lên bờ và bỏ đi, tỉnh bơ,
chẳng hề có ý định trả thù lao cho tôi. Tôi yêu sách. Hắn chẳng
thèm quay lại. Tôi chạy theo hắn và hét lên: "Trả tiền, ông ơi,
trả tiền!"
Hắn chuyển gói đồ qua bên trái, tay phải thò vào túi và rút ra một... khẩu
súng lục. Vũ khí của văn minh hùng hồn thét lên: Pan! Pan! "Lại một cú nữa
xôi hỏng bỏng không!", tôi tự nhủ.
Tôi trở lại quán ăn, chè vẫn còn đang bốc khói.
CULIXE
Nguyễn ái Quốc dịch3)
Báo L'Humanité,
ngày 18-3-1922.