thần nổi dậy, nhưng còn rất dốt nát. Họ muốn giải phóng, nhưng họ chưa biết
làm cách nào để đạt được mục đích ấy.
4. Những thành kiến. - Vì giai cấp vô sản ở cả hai đằng đều không hiểu
biết lẫn nhau, nên đã nảy ra những thành kiến. Đối với công nhân Pháp, thì
người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả
năng để hiểu biết được và lại càng không có khả năng hoạt động. Đối với
người bản xứ, những người Pháp - mặc dầu họ là hạng người nào cũng đều là
những kẻ bóc lột độc ác. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản không bỏ lỡ
dịp lợi dụng sự nghi kỵ lẫn nhau đó và sự phân biệt đẳng hạng giả tạo về nòi
giống đó để ngăn cản việc tuyên truyền và để chia rẽ những lực lượng đáng
phải đoàn kết lại.
5. Đàn áp dã man. - Nếu bọn thực dân Pháp rất vụng về trong việc phát
triển nền kinh tế ở thuộc địa, thì họ lại là những tay lão luyện trong nghề đàn
áp dã man và trong việc chế tạo ra cái lòng trung thành bắt buộc. Những
người như ông Găngđi và ông Đờ Valơra có lẽ đã lên thiên đàng từ lâu rồi
nếu các ông ấy sinh ở một trong những thuộc địa của Pháp. Bị tất cả mọi thứ
thủ đoạn thâm hiểm của các toà án quân sự và toà án đặc biệt vây xung
quanh, một người chiến sĩ ở bản xứ khó lòng tiến hành việc giáo dục đồng
bào bị áp bức và dốt nát của mình mà không sa vào nanh vuốt của các nhà đi
khai hoá cho họ.
Trước những khó khăn ấy, Đảng phải làm gì?
Tăng cường công tác tuyên truyền của Đảng để khắc phục.
NGUYễN áI QUốC
Báo L'Humanité,
ngày 25-5-1922
.