giao và tỏ tình thân thiết vờ vịt của các vị sứ thần và của các cụ Phị
2)
. Hôm
nay, hãy trở lại câu chuyện vùng này đã.
Vậy, tôi đang nói với cô rằng Êtoan là xóm các phủ đệ thênh thang, các
vườn cây hoa nở sum suê, các cỗ ngựa xe vương giả. Đó là một ổ xa hoa, tứ
xứ, thừa thãi tràn trề và biếng lười loè loẹt. Đó là thiên đường bọn ăn bám đủ
các cỡ và đủ các xứ. Sang trọng là sang trọng cho đến cả con vật. Chả nói làm
gì đến cái giá ngông cuồng thả ra bao một con mèo hảo hạng hay một con
ngựa loại khoái
3)
, nó đủ để nuôi sống toàn bộ dân cư một tỉnh nước ta, cứ cái
con khuyển xóm này là cũng được sống lộng lẫy và tốn kém hơn
người đi làm thợ nhiều.
Rời chính lộ Vagơram và đại lộ Cuốcxen, là vào xóm Batinhon. Xóm
này là xóm kiểu con dơi, nghĩa là dân bản địa nơi này thuộc một giai cấp
trung gian. Họ không giàu sụ để bay nhảy như bọn cừ khôi trong giới tư bản,
mà cũng chẳng đủ nghèo để phải vất vả giống đám thợ thuyền. Phong vũ biểu
đo mức giàu có của họ cứ là theo sự thăng trầm kinh tế hằng ngày mà lên
xuống; họ có thể hôm nay thì thư thái trồng bắp cải, để rồi hôm sau là phải
bán đứt vườn tược đi. Dân đây là tiểu thương, là ông xếp phòng giấy, là ông
cò về hưu. Bà đi đâu là có một con chồn
1)
to quấn quanh cổ và một con chó
con bồng trên tay. Ông thì bao giờ cũng có cái gì chểnh mảng cài khuyết ve
áo, một củ kiệu Công huân Nông nghiệp hoặc là bông hoa tím của vị chức sắc
Học chính
2)
. Bà canh cửa thì sáng sáng chăm chút tưới những chậu hoa thu
hải đường cổ truyền của bà bày trên cửa sổ, sáng sáng giũ cái thảm trải cầu
thang chính - tấm thảm này bướng bỉnh nhất định không chịu leo cao hơn
tầng gác ba
3)
. Cứ suy quy luật vận hành của vạn vật thì dân cư xóm này có
nhiều khả năng vô sản hoá hơn là sản sinh ra những đức ngài tư bản chủ
nghĩa.
Xóm Êpinét là phía chân của cái thang. Nó là người bà con khốn khó, kẻ
thừa kế bị gạt bỏ của hai xóm kia. Nó gần như là thuộc một giống người
khác, ra vẻ bẽn lẽn, khiêm nhường, bị cái khốn cùng nó đè bẹp. Này cô, hãy
xem ông bác mình ép mía lấy đường theo cái kiểu nghìn năm xưa cũ của dân
ta, thì cô nghĩ ra được cái cảnh xã hội ở đây nó thế nào. Có bao nhiêu nước ép