Dáng các cụ tồi tàn thế, nhưng ai nấy đều thật dễ thương, và các cụ trông
thấy tôi mãi rồi, thì cuối cùng ấy cũng là có quen biết. Một thứ tình bằng hữu
thế là nảy ra giữa chúng tôi và hai bên chào nhau khi đi qua.
Tôi đặc biệt để ý một cụ già trong số đó. Ông cụ sạch sẽ, tươm tất, và bộ
dạng biểu lộ một nỗi buồn phiền được nén xuống, một niềm tự trọng chẳng
chịu để ngã khuỵu, ngay trong cơn quẫn bách. Cụ có đeo một dải huy chương
thưởng công cứu nạn. Cụ bao giờ cũng cứ đứng đằng sau người khác.
Một hôm, tôi đến bắt tay cụ và nói với cụ: "Cố ơi, cố có vui lòng cho
phép được mời cùng dùng một bữa lót dạ, chủ nhật tới, được không?". Cụ
đáp: "Ông tử tế quá, thưa ông, thế cho nên tôi từ chối thì hoá ra phụ lòng tốt
của ông, vậy xin nhận".
Chúng tôi cùng đến một quán ăn nhỏ. Đặt xong món ăn, chúng tôi
chuyện trò, và ông cụ bảo tôi: "Tôi không dám tự tiện ngỏ lời trước với ông,
bởi vì trước hết ông là người nước ngoài, thế rồi tôi lại ngại làm phật lòng
ông, thanh niên dễ tự ái thấy có người đến bắt chuyện lại như tôi, một lão già
nghèo khổ, chẳng khác đứa ăn mày vậy. Nhưng mà cứ mỗi lần ông đi qua
trước mặt tôi, là lòng tôi lại tràn ngập một niềm đau đớn khôn cùng, tôi chỉ
muốn khóc. Tôi rất hiểu ông lấy thế làm lạ, nhưng ấy là tại thế này: thấy ông,
là tôi lại nhớ thằng con thứ của tôi, tôi đã mất nó trong trận giặc. Nó cũng
khoảng tuổi ông đấy. Chắc ông hăm nhăm, hăm sáu chứ gì? - Hăm sáu, cố ạ,
tôi trả lời. - Đúng rồi, nó kém ông một tuổi. Ông không chán tai thì để tôi kể
chuyện nó ông nghe, chuyện nó mà thật ra là chuyện tôi. - Xin mời cố, nghe
chuyện cố sẽ thích thú lắm. - Thời tôi còn ít tuổi, ông bạn cùng bàn đáng kính
của tôi kể, tôi làm nghề hàng hải đăng bạ
1)
. Tôi đã có đi vòng quanh thế
giới nhiều lần. Tôi cũng có lần đến xứ ông, đến Sài Gòn, đến Hải Phòng. Sau
tôi tằn tiện cưới một cô gái nông thôn hiền lành. Vợ chồng đến lập nghiệp ở
vùng Bắc. Nhà tôi mở một cửa hàng nhỏ bán gia vị vặt vãnh, còn tôi thì vào
làm một nhà máy. Vợ chồng tôi có hai trai, một gái, ba cháu thật là của trời
cho ông ạ! Nhà tôi với tôi, bọn tôi chịu khó kham khổ cũng nhiều, nuôi được
các cháu ăn học, nó giỏi giang lắm. Bà con lối xóm đều lấy làm thèm thuồng,
vì các cháu nết na, thật là ngoan ngoãn, chăm làm, lại có học. Cháu Môrixơ là
cháu lớn, làm nghề thợ vẽ. Cháu Anbe thì làm thợ máy. Em gái các cháu, là