HỔ MANG CHÚA KATHMANDU - Trang 34

nhấn đúng một tổ hợp mật mã của các hột kim cương và hình đại bàng. Và
chú càng chắc chắn hơn việc ngăn đựng bí mật này được thiết kế để che giấu
một thứ gì đó rất quý giá, một khi chú khám phá ra cây gậy đó thuộc về
Hermann Goering.

Cái cách ông Harry Blennerhassit nhấn mạnh cái tên cho thấy đó phải là

một người mà thường thì ai cũng biết. Rất tiếc đó lại là một cái tên xa lạ với
Dybbuk. Cho nên khẽ nhún vai, cậu hỏi:

– Hermann Goering? Ai vậy chú?
Brad nhắc:
– Ông ta là phó tướng của Hitler, và là người đứng đầu quân đội Đức

Quốc Xã.

Dybbuk hỏi:
– Vậy chuyện gì đã xảy ra với nó? Cái cây gậy chỉ huy ấy?
Ông Blennerhassit nói:
– Chú sẽ kể cho cháu biết. Vào năm 1945, một năm sau chiến thắng của

quân Đồng minh ở châu Âu, khi quân đội Mỹ còn đang bận thu thập chiến
lợi phẩm ở Đức, Tướng Patch, chỉ huy quân đoàn số 7 quân đội Mỹ, đã bắt
giữ Goering và gửi tặng cây gậy chỉ huy cho Tổng thống Harry Truman để
làm lưu niệm.

Brad tiếp lời cha:
– Từ đó trở đi, nó luôn được trưng bày trong bảo tàng quân đội ở Pháo

đài Benning tại Georgia. Ý tớ là, nó chỉ nằm im ở đó, Buck. Hàng tá người
đã đụng đến nó, nhưng cho đến giờ, dường như chẳng có ai khám phá ra cái
ngăn đựng bí mật và, quan trọng hơn, cái mà Goering có thể đã cất giấu bên
trong trước khi bị bắt. Như kim cương vô giá chẳng hạn. Ba tớ bảo Goering
rất mê kim cương mà.

Dybbuk cảm thấy cực kỳ hứng thú. Cậu luôn yêu những câu chuyện về

Thế chiến thứ II cùng những câu chuyện về các báu vật bị mất tích, và câu
chuyện này lại có đủ cả hai yếu tố đó. Cậu chặc lưỡi mơ màng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.