HỔ MANG CHÚA KATHMANDU - Trang 41

Đó là sự thật. Có hình vẽ trên những tờ giấy dày cộm, cũ kỹ - những hình

vẽ giống như cảnh lấy từ Kinh Thánh.

Cười ngoác tận mang tai, cha Brad trả lời:
– Con lầm rồi. Đối với con, hoạt họa chỉ là mấy thứ giải trí vớ vẩn trên

tivi thôi.

Dybbuk thừa nhận:
– Nhưng cháu cũng nghĩ vậy.
Ông Blennerhassit giải thích:
– Trên thực tế, hoạt họa là tên gọi phù hợp cho những hình vẽ được sử

dụng như một thiết kế cho một bức tranh. Hermann Goering nổi tiếng là một
nhà sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật. Tuy chú không phải là chuyên gia, nhưng
những bức vẽ này hình như thuộc về những họa sĩ lâu đời. Bức này nhìn
giống của Leonardo da Vinci. Còn bức này của Michelangelo. Bức này cũng
vậy. Và bức này có thể là của Raphael. Bức này thì chắc lại của da Vinci.
Chú đoán những bức vẽ này được Goering cất giữ để lưu lại một phần
phong cách sống của gã sau chiến tranh. Chỉ một trong số những bức vẽ này
cúng đáng giá ít nhất 10 hay 15 triệu đô. Và chúng ta có tất cả sáu bức.
Khoan, chờ đã. Năm thôi. Bức thứ sáu nhìn không giống những bức kia chút
nào. Chú không chắc nó là gì. Nhìn nó có vẻ mới hơn. Mà, cũng không quan
trọng. Với tư cách một nhà sưu tầm, chú có thể cam đoan năm bức vẽ kia sẽ
mang về cho chúng ta ít nhất 75 triệu đô.

Lại vỗ cái bộp vào bàn tay xòe ra của Brad, Dybbuk nói:
– Tuyệt! Tớ luôn thích hoạt họa.
Brad gật gù:
– Tớ cũng vậy. Thế giờ chúng ta làm gì đây ba?
– Chúng ta sẽ về Palm Springs. Ngay khi về đến nhà, ba sẽ gọi điện cho

một bảo tàng nào đó có tiếng một chút, nhiều tiền một chút, để xem họ có
hứng thú mua không. Và nếu họ không muốn mua, chúng ta sẽ thử sức với
các nhà đấu giá.

Rồi gật đầu một cách quả quyết, ông tuyên bố:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.