Đến như Trần Nguyên Đán, một người cùng chí với ông, chỉ thích tiêu dao
cùng suối rừng, cũng bảo: Ông phải làm vua thôi. Tình thế lúc này bắt
buộc. Tôi xin hết sức phò tá. Mọi người đồng lòng nên ông phải lên ngôi.
Nhưng khi ở ngôi, cái nợ suối rừng ấy ông cũng chẳng lúc nào nguôi. Ông
sai lập cung Bảo Hoà ở núi Phật Tích huyện Tiên Du là nơi có phong cảnh
đẹp lại gần kinh đô, thường lên ở đó để đọc sách làm thơ, rồi triệu các bậc
lão thần khoa bảng đến, hỏi những việc cũ xưa, chép lại thành bộ sách “Bảo
hoà dư bút” gồm tám quyền truyền cho đời sau.
Chỉ có những việc như vậy mới làm lòng ông khoan khoái. Chính vì thế, ở
ngôi được ba năm, ông đã nhường ngôi cho em trai, tức vua Duệ Tôn.
Nhưng cái chí nhàn du của ông trời không cho hưởng. Bốn năm sau, Duệ
Tôn bị mắc mưu Chế Bồng Nga, tử trận ở thành Đồ Bàn, gánh nặng non
sông lại đè lên đôi vai ông. Giá như là người có hùng tâm, Nghệ Tôn phải
tự tay cầm cương lại đất nước. Đằng này, một lần nữa, ông lại thích chữ
nhàn. Và, vốn là người có lòng nhân, chẳng tham quyền, nên Nghệ Tôn
không cho con trai mình kế vị, mà lại truyền ngôi cho Trần Đế Nghiễn,
cháu của ông, con cả của Duệ Tôn.
Việc truyền ngôi cho cháu của ông, được người đời rất ca tụng. Thậm chí
vua Minh, khi thấy Duệ Tôn chết, định nhân cơ hội đục nước béo cò, muốn
đem quân sang cướp nước ta, nay thấy Nghệ Tôn truyền ngôi cho cháu, bèn
nói rằng:
“Em chết vì việc nước, mà anh lập con của em lên ngôi. Việc người làm
như thế, đủ biết nước An Nam mệnh trời hãy còn...”.
Việc dấy binh, nhà Minh bèn bỏ đi. Chỉ có một người đàn bà phản đối việc