truyền ngôi này. Người đó là Lê Thị, vợ Duệ Tôn, mẹ Đế Nghiễn. Bà cắt
tóe đi tu, can ngăn Nghệ Tôn:
- Tâu Thượng hoàng, con trai tôi đức mỏng, khó kham nổi trách nhiệm lớn.
Ở ngôi cao chỉ hại cơ nghiệp tổ tiên, và nguy cho bản thân nó.
Nghệ Tôn không nghe, cứ bắt Đế Nghiễn tức Trần Phế Đế lên ngôi.
Lời tiên đoán của bà Lê Thị, mười hai năm sau được chứng nghiệm. Nghệ
Tôn cho cháu làm vua, nhưng lại vô cùng tín nhiệm Lê Quý Ly. Nghệ
hoàng ngả theo những chính sách cải cách của quan thái sư, gây nên hai
phe bảo thủ và cách tân đối nghịch nhau kịch hệt ở triều đình. Cuối cùng
phe bảo thủ nổi loạn định giết Quý Ly. Và Nghệ Tôn đã nghe theo lời Quý
Ly diệt phe bảo thủ.
Trần Phế Đế, người cháu cũng bị giết. Lần này Nghệ hoàng phải cho con
trai út là Trần Nhung, tức Trần Thuận Tôn lên ngôi vua.
Như vậy, tóm lại, năm nay ông 74 tuổi, đã ở ngôi tột đỉnh 30 năm tròn.
Ngẫm nghĩ về toàn bộ đời mình, ông lại thở dài não ruột. Bởi vì, nói cho
đúng, tiếng rằng cho em, cho con cháu làm vua, nhưng thực quyền tất cả
vẫn trong tay ông. Chính vì vậy nên khi Phế Đế trái ý, ông đã truất ngôi rồi
giết luôn. Vậy, trách nhiệm về sự đổ vỡ của nhà Trần hiện nay, ông phải
gánh chịu tất cả.
Và, chỉ đến lúc cuối đời này, lúc sắp nhắm mắt xuôi tay, ông mới nhận
được ra một điều hệ trọng ghê gớm: chính bản thân ông là người đỡ đầu ra
cả hai phe phái cách tân và bảo thủ hiện nay trong triều đình. Chính ông là
bà đỡ cho những cải cách của Quý Ly, đã giúp Quý Ly tiêu diệt những đối
thủ, ngay cả khi đối thủ ấy là con cháu ông. Lại cũng vẫn chính ông là