đông sân rồng. Cắm hai chiếc tàn vàng ở hai bên tả hữu án ấy. Sai đặt đồ
đại nhạc ở hai bên sân rồng... trăm quan đều có mặt. Khi lễ sắc phong kết
thúc, vua Thuận trôn và hoàng hậu Thánh Ngẫu đi kiệu đến cung để làm lễ
tạ thái thượng hoàng, ông vua già rất hài lòng. Ông cầm tay hai người và
nói:
- Chỉ nhìn thấy gương mặt hai con bên nhau, cha cũng đủ thấy vui lòng.
Trai thì thông minh tuấn tú, gái thì yểu điệu đoan trang. Cha cầu mong cho
đời các con là đời hiền minh hạnh phúc. Các con còn nhỏ tuổi trước hết
phải học đã. Gái thì học để làm hoàng hậu. Trong kinh dịch, phần hạ kinh
để quẻ Hàm quẻ Hằng nói về đạo vợ chồng lên đầu. Quẻ Hằng nói “Hằng
kỳ đức trinh, phụ nhân cát” tức là cái đức lúc nào cũng bền bỉ là trinh, đức
ấy ở người đàn bà thì tốt. Còn trai thì nên chuyên cần gắng sức học để làm
vua, đất nước này là của con, ta sắp trao lại cho con rồi...
Ông vua già như xúc động, ngừng lại một lúc rồi tiếp:
- Từ nay Bình chương Lê Quý Ly vừa là thái sư, cũng là bố vợ, đồng thời là
thày dạy học của con. Ta đã bàn với thái sư rồi. Sẽ chọn hai vị học sĩ hàng
ngày giảng bài. Nhưng cứ cách ba ngày, thái sư sẽ đích thân giảng cho con
một buổi. Vậy là con phải học miệt mài. Phải gấp rút thế, vì ta tính khi con
mười sáu tuổi, ta sẽ trao lại quyền hành cho con...
Sau đám cưới, vua Thuận Tôn phải suốt ngày tháng ở cung quan triều để
học tập; còn hoàng hậu Thánh Ngẫu, ở điện Hoàng Nguyên, cũng suốt ngày
miệt mài nghe các nữ quan giảng sách. Thi thoảng họ mới gặp nhau, dạo
chơi với nhau trong vườn Ngự uyển. Thái sư Quý Ly bận việc triều chính,
nhưng cũng không quên con gái và con rể. Ông làm hai cuốn sách. Đó là
Thi Nghĩa và Vô Dật Nghĩa. Thi Nghĩa là sách giải nghĩa kinh Thi. Vô Dật
Nghĩa là sách giải nghĩa thiên Vô Dật trong kinh Thư. Điểm đặc sắc: cả hai
cuốn đều viết bằng quốc ngữ (chữ nôm). Ông tâu với Nghệ Hoàng: Bắc và
Nam đều có nền văn hiến riêng. Từ xưa ta vẫn đọc và hiểu theo chữ nghĩa
của người phương bắc, nay thần muốn cho người Nam ta đọc và hiểu theo
chữ nghĩa của người phương Nam ta. Nghệ Hoàng bảo:
- Xưa kia, Hàn Thuyên sáng tạo ra loại chữ nam (nôm). Đức Trần Nhân
Tôn dùng chữ nam làm thơ phú. Rồi tới Nguyễn Sĩ Cố, sư Huyền Quang là