non trẻ ấy bám vào nhau tìm về sự sống... Lần này, Trần Ngung đã bình
tĩnh hơn, tự tin hơn, cuối cùng chàng trai cũng biết âu yếm hơn... Cùng với
thân xác người đàn bà... chàng cũng hiểu mình hơn... ré ra trong con người
yếu đuối ấy cũng vẫn có một sức mạnh... Đến lúc đó. cuối cùng hoàn toàn
là hạnh phúc.
Cũng chính lúc đó Thuận Tôn đã bắt đầu đi vào hồi phục.
Được biết sự thành công của đêm mây mưa thứ nhất, bà cung nữ già liền
truyền dạy cho Ngọc Kiểm những ngón nghề điêu luyện hơn. Người cung
nữ già này vốn là thị tì của công chúa Thái Dương, vợ vua Trần Phế Đế.
Khi Phế Đế bị Nghệ Hoàng giết, công chúa Thái Dương goá chồng, nàng
tằng tịu với Phủ Quân Ty Nguyên Uyên, Chính người cung nữ ấy đã bầy ra
trò hoan lạc trên Tây Hồ. Bầy thị nữ và công chúa Thái Dương trần truồng
bơi thuyền. Dưới ánh bạch lạp, hồng lạp, Nguyên Uyên đánh trống, công
chúa Thái Dương đánh đàn, người cung nữ kia cầm phách hát... Đêm hoan
lạc trứ danh ấy, người ta đồn đại khắp Thăng Long và cả trong triều đình.
Nghệ Hoàng nổi giận, liền gả Thái Dương công chúa cho Trần Nguyên
Hàng. Hàng là em ruột Nguyên Uyên. Bà cung nữ già, gọi là già thực ra
mới bốn mươi tuổi, lẽ dĩ nhiên phải theo công chúa về phủ Nguyên Hàng.
Người thị tì của một bà hoàng thường cũng là thê thiếp của chồng bà hoàng
đó. Như vậy, người cung nữ ấy đã trải qua ba người đàn ông: Phế Đế.
Nguyên Uyên rồi Nguyên Hàng.
Ở cuối thời nhà Trần, sau khi ba lần đánh thang giặc Nguyên, nước Đại
Việt được hưởng hơn một trăm năm thái bình. Nhờ chính sách đắp đê, khai
khẩn ruộng bãi hoang nên thóc lúa ê hề trong thiên hạ. Được no ấm, các
làng xã đua nhau mở hội, Quân Nguyên thích kịch, trong quân đội cũng có
những người diễn trò đi theo. Giặc Nguyên thua, những nghệ sĩ xâm lăng ở
lại cung đình và trong dân gian. Hát dân ca vào một tích trò tức là hát tuồng
chèo cũng ra đời. Còn ở cung đình, gặp thời thái bình, các ông hoàng bà