- Thế nào gọi là dăm bảy đường?
- Lập nên chiến công hiển hách rạng rỡ núi sông là nối chí người xưa... Văn
đức rạng ngời, làm đất nước ngày càng văn hiến cũng là nối chí người
xưa...
- Nhưng riêng ta... có làm được những điều khanh vừa nói đâu...
- Thần nghĩ vẫn còn một cách khác để nối chí tổ tiên... Thần trộm nghĩ, nay
việc nước bệ hạ đã có thái sư quốc trượng tài kiêm văn võ đêm ngày phò tá,
lo toan hết những đại sự thay cho bệ hạ. Nhà vua chỉ còn việc rủ tay áo,
ngồi trên ngai vàng an hưởng thái bình. Tại sao bệ hạ lại chẳng biết tận
đụng cái thời gian quý báu ấy.
- Tận dụng ra sao?
- Có một cách nối chí người xưa, nếu bệ hạ làm được. chắc chắn sẽ làm
rạng rỡ cho vương triều nhiều lắm. Đó là việc gì?
- Về việc mở tông khai phái, đức Trần Nhân Tôn đã khai lập thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử. Cụ trở thành vị bồ tát, đệ nhất tổ. Công đức ấy to lớn
lắm. Vậy tại sao bệ hạ vốn là người tướng mạo uy nghi, càn cốt thần tiên
thanh tịnh, lại không khai sáng ra một tông phái đạo Thần Tiên. Các bậc
tiền nhân khai tông lập phái cho đạo Phật. Còn bệ hạ thì khai tông lập phái
cho đạo Hoàng Lão. Thiết tưởng việc đó cũng vẻ vang và tạo nhiều ân đức
cho trăm họ lắm.
Gương mặt Thuận Tôn cứ theo lời nói của đạo sĩ mà tươi dần lên. Nguyễn
Khánh củng cố thêm quyết tâm cho vua:
- Đạo Phật ngày nay đang suy. Còn đạo Hoàng Lão tuy có mặt ở nước ta đã
ngót ngàn năm nhưng chưa có lúc nào cực thịnh. Thế lực vẫn còn nhỏ bé.
Đây là cơ hội để bệ hạ thi ân. ý chỉ của đạo huyền chỉ còn chờ bệ hạ ra tay,
ngõ hầu cái ánh sáng của Đạo mới tưới trải được đều khắp các hang cùng
ngõ hẻm.
Điều lạ lùng, dù ông đạo sĩ Bạch Hạc uyên bác đến thế, đác đạo đến thế,
nhưng riêng con vượn trắng lại rất ghét ông. Mới trông thấy mặt đạo sĩ ở
xa, con vật đã kêu la ồn ĩ, nhảy nhót loạn xạ, gãi đầu gãi tai, tỏ vẻ tức giận.
Thuận Tôn phải cho nó ở ngoài rừng thông, và chiều chiều ra thăm nó. Nhà
vua vỗ về nói riêng với nó: Bạch Viên ơi! Ngươi cũng là kẻ tu hành. Cớ sao