là một...
- Thày ra Thăng Long có nơi nào ở trọ?
- Tôi trọ ở chùa Tiên.
Ngôi chùa này ở nam kinh đô, nằm cạnh Thái Hồ, trước có hoà thượng
người Chiêm Thành trụ trì. Các sư thày cũng người Chiêm có nghề đục đá.
Họ đục hình những con voi, con hươu, con trâu... đặt hai hàng từ cổng chùa
đi vào và trong vườn chùa. Tượng hình khéo léo tinh xảo, tạo nên một nét
riêng, không giống mọi ngôi chùa khác: Hoà thượng bị giết khi Chế Bồng
Nga ra đốt phá Thăng Lon,. các sư thày sợ hãi nên cũng bỏ đi hết cả. Ngôi
chùa Chiêm Thành biến thành ngôi chùa hoang, làm nơi trú ngụ cho những
kẻ phiêu bạt vô gia cư và những thày khoá ở tỉnh xa về Thăng Long trọ
học. Cô hàng rượu đến thăm, thấy cảnh đổ nát của ngôi chùa, và cảnh cơm
niêu nước lọ của Văn Hoa nên động lòng thương, vẫn thường qua lại giúp
đỡ.
Văn Hoa thi đỗ. Nhiều nhà tai mắt ở Thăng Long gọi đến gả con cho nhưng
Văn Hoa không nhận. Ông đến làng Mơ hỏi cô bán rượu làm vợ. Nhà vợ
nghèo, ông làm quan cũng thanh bạch, nên khi làm nhà viết sử danh tiếng,
được vua đặt cho họ Sử, ông cũng chẳng biết hưởng thụ ăn chơi gì. Cũng
bởi vậy nên ông mới thở dài khi nghe tiếng gà và nghĩ đến thú chơi gà chọi.
Nói đúng sự thực, từ khi làm quan ông cũng có hưởng thụ một chút: đó là
thú uống rượu. Ông đã phá một trong ngũ giới. Đặc biệt, ông chỉ uống rượu
làng Mơ, do chính tay vợ nấu.
Hồi mới bị bắt, Sử Văn Hoa trằn trọc mấy ngày đêm không ngủ, suốt ngày
đêm ngồi lặng im, mắt thao láo nhìn chòng chọc vào không trung, cứ như
thể đôi mắt mở to ấy không hề biết chớp. Ngục quan vốn là người quen,
liền mang một bình rượu Kẻ Mơ đến, rồi lén đem vào cho ông.
- Này, tiên sinh uống đi cho nó hạ cái uất xuống.
- Không uống?
- Rượu Kẻ Mơ đấy.
- Hả?
- Vợ ông mang đến đấy.
- Thế hả?