giờ, sau này được chính sử chép lại vẻn vẹn chỉ có vài dòng:
Bọn thượng tướng quân Trần Khát Chân và Thái bảo Trần Nguyên Hàng
mưu giết Quý Ly không được. Ngày hôm ấy Quý Ly họp thề ở Đôn Sơn
Bọn Khát Chân đã có ý giết Quý Ly. Quý Ly lên lầu nhà Khát Chân để
xem. Phạm Tổ Thu là cháu gọi tướng quân Phạm Khả Vĩnh là chú Bác và
thích khách cầm gươm định tiến lên lầu. Khát Chân trừng mắt ngăn lại.
Quý Ly chột dạ đứng dậy. Vệ sĩ ủng hộ xuống lầu. Ngưu Tất quăng gươm
xuống đất nói: “Cả lũ chết rồi”? Việc tiết lộ, các tôn thất Trần Nguyên
Hàng, Trần Nhật Đôn, các tướng quân Khát Chân và Khả Vĩnh, hành khiển
Hà Đức Lân, thượng thư Lương Nguyên Bưu và tất cả liêu thuộc, thân
thuộc cộng hơn 370 người bị giết...
Tịch thu gia sản, con gái bắt làm tì, con trai từ một tuổi trở lên hoặc chôn
sông, hoặc dìm nước, lùng bắt dư đảng mấy năm không thôi. Người quen
biết nhau chỉ nhìn bằng mắt không dám nói chuyện với nhau. Nhà dân
không chứa người đi đường ngủ đỗ. Các xã đặt điếm tuần đêm ngày canh
phòng xét hỏi.
Lễ minh thệ từ đây bỏ không làm nữa.
(Đại Việt sử ký toàn thư (tập II)
nhà xuất bản Khoa học xã hội 1967,
trang 207 - 208).
Còn Nguyễn Cẩn, cánh tay đắc lực của cha tôi nói với tôi rằng cuộc mưu
sát này đã được chuẩn bị từ lâu. Phe đối nghịch gồm hầu hết các vị đại thần
trong triều đã suy tính kỹ càng. Trước tiên, họ giả vờ thần phục, chính vì
vậy luôn mấy năm liền không có một vụ chống đối nào đáng kể xảy ra.
Nhiều người còn tỏ ra năng nổ với những công việc của cha tôi, như Lương
Nguyên Bưu, Trần Khát Chân góp phần rất đắc lực vào xây dựng Tây Đô.
Thậm chí, có người còn làm như đứng hẳn về với thái sư, như thượng
tướng quân Phạm Khả Vĩnh đã nhận nhiệm vụ đến núi Đạm Thuỷ Đông
Triều để bức tử Thuận Tôn.
Có lẽ phe đảng của cha tôi lúc này đã yên tâm, nghĩ rằng đã thật sự hết
mầm chống đối. Có phần nào lơ là, có phần nào hớn hở rồi chăng? Lễ ăn
mừng Tây Đô hoàn thành, cuộc thi “Phú con ngựa lá” thành công mĩ mãn,