Thời thịnh, muôn dân ngợi hát ca.
Tướng võ quan hầu đều biết chữ,
Thợ thuyền, thư lại cũng làm thơ...
Quả là ba năm trung hưng nhà Trần của Nghệ Tôn, đất nước Đại Việt vô
sự, lại không đói kém mất mùa có cơ hưng thịnh. Đúng như câu thơ của
Nguyên Đán: “Triệu tính âu ca lạc thịnh thì” (Triệu người dân hát lên ngợi
ca thời thịnh trị). Nhưng đúng đến năm thứ ba thời Nghệ Tôn, bắt đầu có
biến. Mẹ Nhật Lễ vua phường chèo, là Dương Thị, sau khi Lễ bị giết, liền
chạy sang Chiêm Thành cầu cứu. Vua nước Chiêm mới nổi lên lúc đó là
Chế Bồng Nga là người tài giỏi, có nhiều tham vọng. Tuy nhiên, Chế vẫn
còn gờm. Nay, nghe Dương Thị sang cầu cứu, Chế nghĩ Đại Việt đã đến hồi
suy yếu. Chế Bồng Nga là con người mưu lược, táo bạo. Lần này là lần đầu
tiên, Chế đem một đạo quân tinh nhuệ đánh thẳng vào đồng bằng sông
Hồng. Ông theo cửa Đại An tiến vào sông Hồng. Tháng ba, thuyền của ông
tiến sát đến kinh đô. Chưa biết được tường tận thực lực của Thăng Long,
Chế sợ rơi vào phục kích, nên chỉ chờ đội du binh thiện chiến đi thuyền nhẹ
đang đêm lọt vào kinh đô, cướp của cải bắt đàn bà con gái, rồi lại rút ngay
ra sông Cái cùng đại quân, trống dong cờ mở trở về thành Đồ Bàn, khuếch
trương trận đánh thắng Đại việt đầu tiên để làm nức lòng tướng sĩ Chiêm
Thành.
***
Đang đêm, nghe tin quân Chiêm Thành đã lọt vào Thăng Long, Nghệ Tôn
rụng rời, không hiểu sao giặc đến nhanh như vậy. Cung Tuyên Vương Trần
Kính đến trước long sàng tâu:
- Tính mệnh vua một nước là tối hệ trọng, xin bệ hạ tạm trốn sang Đông
Ngàn, còn việc bảo hộ kinh đô hạ thần xin liều thân cáng đáng.
Nghệ Tôn gạt nước mắt, chia tay em trai, lên thuyền rồng vào sông Thiên
Đức, có Quý Ly dẫn quân đi hộ giá. Ba hôm sau, khi quân Chiêm rút, ông
lại quay về Thăng Long. Vua hỏi riêng Quý Ly:
- Hiện nay, khanh thấy mặt Bắc hay mặt Nam nước ta đáng lo ngại hơn?
- Tâu đức vua, nhà Minh phương Bắc, đông hơn ta, mạnh hơn ta gấp mười
lần; còn Chiêm Thành phương Nam nhỏ hơn, yếu hơn, chỉ bằng nửa quân