ta. Nhưng hiện nay, mặt Bắc là mối lo hàng đời, còn mặt Nam lại trở thành
mối lo hàng ngày, nhất là từ khi Chế Bồng Nga lên ngôi.
- Chế là người thế nào?
- Một ông vua kiệt hiệt!
- Còn ở nước ta, khanh xem ta có kiệt hiệt không?
Quý Ly ngẫm nghĩ một lúc:
- Bẩm, bệ hạ là đức vua nhân từ văn hiến, nhưng không vũ dũng. Tuy nhiên
nếu nhà vua có trong tay tướng giỏi thì vua văn nhã sẽ trở thành kiệt hiệt...
Nhà vua cười:
- Tướng quân Nguyên Uyên ra sao?
- Ông ấy chỉ làm tướng lúc thời bình được thôi.
- Còn Cung Tuyên Vương Trần Kính.
- Ông ấy là tướng kiệt hiệt.
- Sao ngươi nói em ta kiệt hiệt?
- Xem như trận Chế Bồng Nga nhập Thăng Long vừa rồi lúc nguy cấp
Cung Tuyên Vương không hề rối loạn. Lại biết sắp đặt ngay thuỷ binh,
hướng đông chặn địch ở bến đông, ngăn chặn không cho giặc vào sông Tô
Lịch; hướng nam chặn địch lẻn vào theo Đại Hồ. Quả nhiên dụ binh của
giặc đã vào Đại Hồ đến phường Phục Cổ, thấy ta đã bố trí thế trận, chúng
vội rút lui...
Nghệ Tôn gật đầu:
- Khanh nói rất hợp ý ta. Cung Tuyên Vương Trần Kính, em trai ta, là con
người kiệt hiệt. Còn ta, chỉ là một con người nhân từ. Mà lúc này, Đại Việt
hơn bao giờ hết, đang rất cần một ông vua kiệt hiệt, chứ không cần một ông
vua nhân từ.
Tháng ba năm Tân Hợi xảy ra vụ Chế Bồng Nha nhập Thăng Long, đến
tháng mười một năm ấy, Nghệ Tôn nhường ngôi cho em trai là Trần Kính.
Kính lên ngôi vua, xưng là Duệ Tôn hoàng đế, và Nghệ Tôn lên làm Thái
thượng hoàng, nhân dân vẫn gọi vắn tắt là Nghệ Hoàng.
Duệ Tôn lên ngôi, mang nặng trên vai trọng trách non sông mà ông anh
Nghệ Tôn đã suy ngẫm, tự thấy mình không thực hiện được. Nghệ Tôn đã
chuyển đổi ý nghĩ muốn dùng cứng trị cứng. Chế Bồng Nga quyết tâm