thêm khổ. Ông ban yến cho người già, phát chẩn cho người nghèo, trân
trọng với kẻ sĩ, chăm sóc đề bạt đối với hoàng thân quốc thích... Và triều
đình trong ba năm cai trị của ông mọi việc đều suôn sẻ thật. Mưu sâu kế lạ
ư? Ông đã có Quý Ly sát cánh làm chân tay thủ túc, người em rể của ông
đã được phong Trung Tuyên Quốc thượng hầu. Việc gì ông sai làm, Quý Ly
đều làm tròn rất chu đáo. Công việc triều chính khó khăn ư? Ông đã có
Cang Chính Vương Trần Sư Hiền, và Tư đồ Trần Nguyên Đán phò tá, nhất
là Nguyên Đán, con người đức độ và trầm tĩnh. Việc khó đến đâu vào tay
ông ta cũng được giải quyết thấu đáo và nhẹ nhàng, cứ tưởng như với ông
Đán không có việc gì được gọi là khó. Còn việc quân sự, ông giao hết vào
tay Phủ quân tướng quân Trần Nguyên Uyên. Con người này thật tài hoa.
Luôn luôn thấy ông treo đèn kết hoa, thả chiếc du thuyền ở Hồ Tây, cùng
với một bầy kỹ nữ đàn hát thâu đêm. Có lần Nguyên Uyên mở tiệc mời
Hàn lâm học sĩ Hồ Tông Xác, Ngự Câu vương Trần Húc, con cả Nghệ Tôn
và Hồ Quý Ly.
Tiệc đêm trên thuyền hoa Tây Hồ. Hồ Tông Xác giỏi làm thơ. Riêng đêm
ấy làm một trăm bài thơ. Sáng hôm sau, Trần Húc về cung hoàng tử, Nghệ
Tôn mắng:
- Ngươi chỉ biết chơi bời. Không nhớ tới mấy năm loạn lạc vừa qua hay
sao?
Những năm đó dân Thăng Long kính trọng những người có văn tài, nhất là
những người làm thơ giỏi. Ngự Câu Vương Húc được Hồ Tông Xác nhận
là bạn thơ, lại được tướng quân Nguyên Uyên xếp vào hàng tài tử, sành
điệu đàn câu hát. Cái thi xã uống rượu ngâm thơ của họ trên Hồ Tây được
nhân dân kinh đô gọi là thi xã Vân Yên (mây khói). Ngự Câu Vương Húc
bị cha mắng, nhưng lại rất vui trả lời:
- Phụ vương ơi! Mắng con làm gì. Bận trước, chú Quý Ly tâu với cha về
việc quân sĩ Thăng Long trễ nải việc canh phòng, và chú Nguyên Uyên hay
rượu chè ca hát trên Hồ Tây, cha nói rằng: “Không có người đàn địch hát ca
như vậy, sao gọi là đời thái bình”. Vả lại, chính quan tư đồ Trần Nguyên
Đán cũng viết những vần thơ:
Trung hưng văn vận vượt đời xưa,