Tự do, không người kiềm chế, can gián, Dụ Tông tha hồ rượu chè, trụy
lạc, xây cung điện, đào hồ, đắp núi, biến triều đình thành một sòng bạc, quán
rượu ; tổ chức yến tiệc, hát xướng linh đình náo nhiệt.
Vì vua và đình thần như vậy, nên bọn quan hầu của vua chúa xâm
chiếm quyền lợi, đất đai, tranh giành các nguồn sống của nhân dân, cho đến
cung nhân cũng làm quạt đưa ra bán bên ngoài. Giặc cướp nổi lên khắp nơi,
nạn đói hoành hành. Xã hội rối loạn, dân chúng lâm vào tình cảnh cơ cực.
Tình trạng đất nước thời bấy giờ vô cùng thê thảm.
Năm kỷ dậu (I369) Dụ Tông mất, không con nối ngôi. Triều đình định
lập Cung Định Vương là anh Dụ Tông lên làm vua, nhưng Hoàng thái hậu
nhứt định lập con nuôi của Cung Túc Vương là Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ
giết Hoàng thái hậu và Cung Định Vương, định cải họ là Dương để chấm
dứt nhà Trần.
Tôn thất nhà Trần hội nhau, đem binh bắt Nhật Lễ, rước Cung Tĩnh
Vương lên ngôi, tức là vua Nghệ Tông (I370-I372).
Nghệ Tông là ông vua nhu nhược, mọi việc trong triều đều để cho Hồ
Quí Ly quyết đoán.
Năm Nhâm Tỵ (I372), Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Thái tử Kính,
về ở phủ Thiên Tường làm Thái Thượng Hoàng.
Thái Tử Kính lên ngôi, tức là vua Duệ Tông (I374-I377) lập em họ Hồ
Quí Ly làm Hoàng hậu.
Năm Bính thìn (I376), quân Chiêm thành do vua Chiêm là Chế Bồng
Nga lãnh đạo, sang đánh phá ở Hóa Châu. Duệ Tông mang binh đi chinh
phạt, rồi từ trần lúc tiến quân gần đến thành Đồ Bàn (I377).
Thượng hoàng lập con vua Duệ Tông là Hiến lên ngôi, tức là vua Phế
Đế (I377-I378)
Tháng tám năm Mậu thìn (I388), vì thấy Thượng hoàng tin dùng Hồ
Quí Ly, Phế Đế mưu với các cận thần trừ họ Hồ, nhưng việc bại lộ, Phế Đế
bị Hồ Quí Ly ngầm cho người giết chết.