HỒ QUÝ LY - NHÂN VẬT LỖI LẠC NHẤT THỜI ĐẠI - Trang 26

vải cho quân lính tiêu dùng. Sau này, vì chiến phí lên cao, kho tàng hết sạch,
nên dân phải bị thuế đinh.

Năm Mậu Ngọ (I378) Đỗ Tử Bình xin vua bắt mỗi suất đinh phải đóng

thuế mỗi năm ba quan tiền. Đó là một hình thức thuế thân, nghèo giàu đều
phải chịu.

Tuy xã hội Việt Nam xưa chia làm bốn thứ bực : Sĩ, nông, công,

thương, nhưng nền tảng xã hội cũng như đẳng cấp sản xuất chánh vẫn là
nông dân.

Ở một quốc gia nông nghiệp, các hình thức sanh hoạt khác đều tiến bộ

hạn chế và thuận chiều với nghề nông. Dân ta làm ruộng theo lối cổ truyền,
tùy theo mưa nắng, cày bừa với sức người hay sức gia súc. Sự biến chế nông
sản cũng giản dị. Nhu cầu của nông dân rất khiêm nhường. Do đó công nghệ
chỉ giới hạn trong các nghề thủ công làm đồ gốm, dệt chiếu, sơn, khắc bản
in, và những nghề tỉ mỉ như : khảm xà cừ, thêu thùa, chạm trổ, kim hoàn.
Những thợ giỏi lại bị triều đình tuyển dụng ở suốt đời trong cung nội, thêm
vào đó, còn tệ trạng « giấu nghề », chỉ truyền cho con cháu, nên nghề nghiệp
tiến triển một cách trì trệ. Thợ thuyền phần lớn xuất thân từ nông dân, xem
thủ công nghệ là một nghề phụ giữa hai vụ mùa.

Công nghệ đã như vậy, nên thương mãi cũng chỉ là những cuộc đổi

chác không quan trọng, quanh quẩn ở trong địa phương, không bành trướng
nổi ngoài đà phát triển của nông nghiệp, do đó mà nhu cầu giao thông vận
tải cũng yếu ớt.

Tình trạng Kinh tế chi phối nặng nề vấn đề sưu thuế.

Các triều đại Việt Nam thường đặt ra hai hạng thuế : gián thâu và trực

thâu.

Công nghệ, thương mãi không đáng kể thì thuế gián thâu không phải là

nguồn lợi quan trọng của công quỹ, vì đó, các chánh quyền nối tiếp thường
chỉ chú trọng vào thuế trực thâu là đinh và điền vì người và ruộng là những
nguồn tài nguyên cụ thể của quốc gia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.