HỒ QUÝ LY - NHÂN VẬT LỖI LẠC NHẤT THỜI ĐẠI - Trang 27

Dưới các triều Lý, Trần đến đời Phế Đế, thuế đinh được chiếu theo số

ruộng tư hữu của mỗi người mà đánh, chớ không đánh vào « mỗi đầu người
». Những người không điền đất thì phải gánh vác những công dịch trong
làng cho những kẻ có tài sản.

Như vậy, những kẻ chịu thuế là những nông dân có điền sản. Nay theo

đề nghị của Đỗ Tử Bình, mỗi suất đinh, nhứt loạt phải nộp ba quan, thêm
vào đó, mỗi mẫu tư điền phải nộp thêm 3 thăng thóc, tức là từ 7 đến 9 quan.

Trong lúc giặc trong, giặc ngoài bắt người cướp của, giới lãnh đạo

mạnh ai nấy chạy, chôn giấu tiền của, thêm nạn mất mùa làm nhân dân đói
khổ, kinh tế, thương mãi đình trệ, tương lai quốc gia mù mịt, triều đình lại
còn áp dụng chế độ thuế khóa vô trách nhiệm của một ông quan bất tài như
Đỗ Tử Bình, cộng thêm những đóng góp bất thường, vừa người, vừa của cho
việc tuế cống, chiến tranh, chưa kể sự sách nhiễu của đám tham quan ô lại,
cường hào, ác bá, nhân dân cuối đời Trần đã vô cùng bất mãn đối với chánh
quyền đã không bảo vệ được dân mà còn gây thêm phiền lụy khổ não.

Đẳng cấp quí tộc ươn hèn đã đành, đẳng cấp nho sĩ, được xem là những

bực thức giả, lãnh đạo quần chúng, lại không đóng được trọn vẹn vai trò của
họ. Ấy thế mà với những danh vị hảo, ông Nghè, ông Cống, thầy Đồ, thầy
Khóa, họ vẫn ảnh hưởng được dân chúng trong việc chống lại những cải
cách chưa từng có trong lịch sử đông tây thời bấy giờ của Hồ Quý Ly, gián
tiếp gây nạn quốc phá gia vong khi đoàn quân xâm lăng nhà Minh đặt gót
lên lãnh thổ Việt Nam…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.