Truyện này gồm 850 câu, được xem là bản thơ nôm đầu tiên dùng tục
ngữ ca dao làm văn liệu, tóm tắt như sau :
« Một con chuột bạch góa chồng, một hôm đi kiếm mồi bị con chó
đuổi, phải chạy vào ẩn trong một cái hang. Chẳng may trong hang có một
con chuột đực, nhân khi chuột cái đi vắng, buông lời chọc ghẹo, dùng hết lý
lẽ để quyến rũ chuột bạch ; nhưng chuột bạch khẳng khái cự tuyệt và liều
chết để giữ tròn trinh tiết.
« Giữa lúc ấy, chuột cái về. Chuột bạch sợ bị nghi oan, cố giải bày lòng
ngay thẳng của mình, rồi ra về. Nhưng chuột cái vẫn ghen, gây gổ với chuột
đực và đến nhà chuột bạch la mắng ầm ỉ. Bất đồ một con mèo chạy đến,
chuột cái hoảng sợ, rơi xuống ao.
« Hồ sinh (tác giả) chứng kiến cảnh ấy, bèn đuổi mèo đi và vớt chuột
cái, rồi lấy lời bày tỏ lòng trinh tiết của chuột bạch và khuyên nhủ chuột cái
phải biết cư xử trong gia đình. »
Soạn giả quyển sách giáo khoa viết : « Thủ tướng Hồ Quí Ly được trình
bày như một kẻ nịnh thần, vô ân tham lam, không được lòng dân mến phục :
« Làm người mang tính hồ nghi,
Thầy người « cốt ngạnh »
chẳng vì chẳng yêu.
Vẫy vùng ếch giếng tự kiêu,
Tham lam chẳng khác Lý Miêu đời Đường.
Bệ rồng gác phượng tấc gang,
Quên lòng khuyển mã, toan đường dong thân.
Nở làm đồ quốc,
hại dân,
Những phần ích kỷ nào phần ích ai ? »
Như vậy, dưới mắt giới nho sĩ đời Trần mà « xử sĩ » Hồ Huyền Qui đại
diện, Hồ Quí Ly là kẻ đa nghi, ghét kẻ trung thực, là ếch ngồi đáy giếng,
tham lam, phản bội, sâu dân mọt nước, ích kỷ, vô ích cho xã hội ! Nghĩa là
một ông quan đầu triều tồi tệ, hèn mọn, thiển cận, bất tài !
Soạn giả quyển sách giáo khoa còn giải thích thêm và không bình luận
rằng : Sau khi tỏ vẻ khinh bỉ Thủ tướng Hồ Quí Ly, nàng nói đến chủ nhà