một lối thực học đi đôi với nền tảng quốc gia xã hội mong làm cường thịnh
nước nhà. Người sau còn hơn người trước về chỗ chiếm lấy ngai vàng cho
tiện bề hành động.
« Nhưng đáng tiếc cho chiếc ngai vàng chẳng bao lâu bị sụp đổ và lôi
cuốn mọi thứ đi mất. Bàn tay phá hoại ấy chính là người Minh, nhưng một
số đông người Việt Nam lấy cớ phục hồi nhà Trần mở đường đón giặc, họ
phải chịu một phần trách nhiệm. »
TIN MỚI số I406 ra ngày 3I-I0-I944 trong bài ĐỌC SỬ, ông T.N cũng
viết :
« Đọc Nam Sử, những cuộc cải tạo về chính trị, xã hội, học thuật không
phải là ít, nhưng điều khiến cho chúng ta phải ngạc nhiên và nhớ tiếc hơn cả
là chính sách táo bạo có thể coi như một cuộc cách mạng của họ Hồ vào
cuối thế kỷ thập tứ và đầu thế kỷ thập ngũ.
« …Đem đối chiếu những chính sách của Hồ Quí Ly với lịch sử quốc tế
thời bấy giờ và nhất là đem đối chiếu với hoàn cảnh Á Đông lúc ấy, cuộc cải
cách kia thật là lớn lao về cả tinh thần lẫn phạm vi của nó.
« Cuộc cải cách ấy nếu được tiếp tục trong một thời gian khá lâu, tất
phải đem dân tộc Việt Nam, một dân tộc lúc ấy thiếu tổ chức, đến một nước
phú cường.
« Nhưng đem reo rắc vào một đám dân chúng chưa giác ngộ, những
chủ trương không gặp được một sức hậu thuẫn đầy đủ cho nên trước một
cuộc âm mưu của bọn Việt gian làm bung sung cho quân đội nhà Minh, sự
nghiệp họ Hồ đã tan tác sau một cuộc cách mạng đau đớn.
« Dẫu rằng đến khi vận nước đã suy, không có điều này cũng điều nọ,
tựa hồ người đã già không mắc bệnh nọ cũng mắc bệnh kia, nhưng cứ sự
thực mà xét, thì cũng vì vua Nghệ Tông cho nên cơ nghiệp nhà Trần mới
mất về tay Quí Ly ; mà cũng vì sự rối loạn ấy, cho nên giặc nhà Minh mới có
cớ sang cướp phá nước Nam trong hai mươi năm trời. »
Lời bình trên đây có đúng hay không ?